Sắp tới tôi đi làm thuê cho một công ty, không biết tôi có được tham gia vào tổ chức của người lao động tại công ty đó không? – Chí Tâm (Kiên Giang).
>> Trường hợp lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động năm 2023?
>> Việc sử dụng người lao động cao tuổi năm 2023 được quy định thế nào?
(1) Hiện nay Việt Nam là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Mà theo Điều 2 Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế năm 1948 về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức : “Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kì hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó”.
(2) Căn cứ theo khoản 2 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019, ngoài công đoàn, người lao động trong công ty có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại công ty.
Dựa vào nội dung tại (1) và (2) của Mục 1 này, thì người lao động hoàn toàn có quyền thành lập và gia nhập vào tổ chức của người lao động tại công ty.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Việc thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại công ty 2023 được quy định như thế nào?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet).
Căn cứ vào Điều 172 Bộ luật Lao động 2019, việc thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại công ty được quy định như sau:
(1) Tổ chức của người lao động tại công ty được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
(2) Không loại trừ bất kỳ quy định nào, tổ chức của người lao động tại công ty khi tổ chức và hoạt động phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, dân chủ, minh bạch.
(3) Trường hợp tổ chức của người lao động công ty gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn 2012.
(4) Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký; thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi đăng ký; quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản của tổ chức của người lao động tại công ty; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, quyền liên kết của tổ chức của người lao động tại công ty.
Tổ chức của người lao động tại công ty sẽ bị chấm dứt trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp có hành vi vi phạm tôn chỉ, mục đích của tổ chức của người lao động sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy đăng ký.
Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại công ty; cùng với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Trường hợp tổ chức của người lao động tại công ty chấm dứt sự tồn tại trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc công ty giải thể, phá sản.
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Lao động 2019, cơ cấu tổ chức của người lao động tại công ty được quy đinh như sau:
(1) Số lượng
Tại thời điểm đăng ký, tổ chức của người lao động tại công ty phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại công ty đó theo quy định của Chính phủ.
(2) Mô hình tổ chức
Gồm có ban lãnh đạo và thành viên
- Ban lãnh đạo do thành viên của tổ chức của người lao động tại công ty bầu ra.
- Thành viên ban lãnh đạo là người Việt Nam đang làm việc tại công ty; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).