Trong năm 2024, theo quy định của pháp luật lao động thì thương lượng tập thể và nội dung thương lượng tập thể bao gồm những gì? Trân trọng cảm ơn! – Đức Sơn (Quảng Trị).
>> Thủ tục xây dựng và đăng ký nội quy lao động 2024
>> Trách nhiệm của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động 2024
Trong năm 2024, quy định về thương lượng tập thể và nội dung thương lượng tập thể được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 65 Bộ luật Lao động 2019, thương lượng tập thể được định nghĩa là: Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Nguyên tắc thương lượng tập thể được quy định tại Điều 66 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
- Nguyên tắc bình đẳng;
- Nguyên tắc tự nguyện;
- Nguyên tắc hợp tác;
- Nguyên tắc thiện chí;
- Nguyên tắc công khai;
- Nguyên tắc minh bạch.
Các nguyên tắc này là nên tảng, cơ sở để các bên tham gia thương lượng tập thể xử sự trong quá trình thương lượng nhằm bảo đảm hiệu quả và ý nghĩa của hoạt động thương lượng tập thể.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023) |
Thương lượng tập thể và nội dung thương lượng tập thể 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 67 Bộ luật Lao động 2019, các bên tham gia thương lượng tập thể có thể lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành thương lượng tập thể:
- Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
- Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
- Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
- Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
- Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Ngoài những nội dung được liệt kê ở trên, người lao động và người sử dụng lao động còn có thể lựa lựa chọn bất kỳ nội dung mà một hoặc các bên quan tâm để tiến hành thương lượng tập thể.
Điều 73. Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể - Bộ luật Lao động 2019 1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể. 2. Khi nhận được yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tổ chức việc thương lượng tập thể. Thành phần Hội đồng thương lượng tập thể bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng do các bên quyết định và có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể, hỗ trợ cho việc thương lượng tập thể của các bên; b) Đại diện các bên thương lượng tập thể do mỗi bên cử. Số lượng đại diện mỗi bên thương lượng tham gia Hội đồng do các bên thỏa thuận; c) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Hội đồng thương lượng tập thể tiến hành thương lượng theo yêu cầu của các bên và tự chấm dứt hoạt động khi thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia được ký kết hoặc theo thỏa thuận của các bên. 4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể. |