Việc quản lý và sử sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ từ ngày 01/01/2025, được quy định cụ thể tại Luật Đường bộ 2024.
>> Quy định về các cấp kỹ thuật của đường bộ từ ngày 01/01/2025
>> Hình phạt đối với hành vi đăng tải thông tin vi phạm về giá và thẩm định giá từ ngày 12/07/2024
Ngày 27/06/2024, Quốc hội đã ban hành Luật Đường bộ 2024 thay thế cho Luật Giao thông đường bộ 2008 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.
Căn cứ Điều 16 Luật Đường bộ 2024, việc quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:
(i) Đất hành lang an toàn đường bộ đã được Nhà nước thu hồi phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(ii) Việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ.
- Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật.
(iii) Đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai 2024 và đáp ứng các quy định tại khoản (ii) nêu trên.
(iv) Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây trong hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm quy định tại khoản (ii) nêu trên và các quy định sau:
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh nguy cơ gãy, đổ cây gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; gây hư hại công trình đường bộ và công trình liền kề.
- Cắt xén khi cây che lấp báo hiệu đường bộ, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và ảnh hưởng tới an toàn giao thông đường bộ.
- Không được ảnh hưởng tới chất lượng và hoạt động bảo trì đường bộ.
(v) Sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với phạm vi bảo vệ đê điều, vùng phụ cận công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ đường sắt phải tuân thủ quy định của Luật Đê điều 2006, Luật Thủy lợi 2017, Luật Đường sắt 2017, Luật Đất đai 2024, Luật Đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(vi) Đường gom phải được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ, trừ trường hợp đường gom đồng thời là đường bên. Trường hợp không thể bố trí được đường gom ngoài hành lang an toàn đường bộ thì có thể bố trí trong hành lang an toàn đường bộ, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ còn lại đủ để mở rộng đường theo quy hoạch.
- Bảo đảm an toàn công trình đường bộ.
- Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và tầm nhìn xe chạy.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ từ ngày 01/01/2025
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:
(i) Mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy mô, cấp kỹ thuật, hướng tuyến, phạm vi xây dựng công trình đường bộ.
(ii) Chủ đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ; bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ.
(iii) Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm công bố công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ; điều chỉnh, bổ sung mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong thời gian quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường bộ.
(iv) Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Đường bộ 2024)
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]