Doanh nghiệp sẽ phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động trong trường hợp nào? – Thanh Thảo (Bình Dương).
>> Quy định về thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế 2024
>> Quy định về việc sử dụng mã số thuế 2024
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC: Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (sau đây viết tắt là thuế TNCN) là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế TNCN phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.
Tùy vào người nộp thuế (là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú) và loại thu nhập mà mức khấu trừ thuế TNCN sẽ khác nhau theo từng trường hợp cụ thể.
File Excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, tiền thưởng |
Quy định về khấu trừ 10% (thuế TNCN 2024) trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các doanh nghiệp trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Việc khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân đối với từng loại hình doanh nghiệp được hướng dẫn cụ thể tại các cây công việc pháp lý bên dưới.
Các cây công việc pháp lý này được xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành và cập nhật liên tục quy định mới (nếu có).
2.1. Đối với công ty cổ phần
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
2.2. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
2.3 Đối với công ty TNHH một thành viên
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
2.4. Đối với công ty hợp danh
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
2.5. Đối với doanh nghiệp tư nhân
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế - Thông tư 111/2013/TT-BTC Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: … 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: … c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác. d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. |
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp lập, quản lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Khi khấu trừ thuế TNCN, doanh nghiệp khấu trừ thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế và phải ghi đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Việc cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN được thực hiện như sau:
- Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì doanh nghiệp trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
- Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, doanh nghiệp trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
- Việc đăng ký, quản lý, sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế, quản lý thuế và quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP