Trong năm 2024, việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định ra sao? Điều kiện nào hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp? – Hà My (Hưng Yên).
>> Những nội dung nổi bật về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp 2024
>> Điểm nổi bật về chủ sở hữu và nội dung quyền sở hữu công nghiệp 2024
Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong năm 2024 được thực hiện theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022) sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ, có những quy định chung về quyền sở hữu công nghiệp như sau:
(i) Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
(ii) Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ, các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
(i) Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
(ii) Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
(iii) Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
(iv) Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
(v) Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
(vi) Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ.
Căn cứ Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
(ii) Căn cứ chuyển nhượng.
(iii) Giá chuyển nhượng.
(iv) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Điều 135. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí - Luật Sở hữu trí tuệ 1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau: a) 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định. 2. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chủ sở hữu trả thù lao cho tác giả theo quy định sau đây: a) Tối thiểu 10% và tối đa 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; b) Tối thiểu 15% và tối đa 20% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định. 3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có đồng tác giả, mức thù lao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là mức dành cho các đồng tác giả. Các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả. 4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.”. |