Trong năm 2024, theo quy định của pháp luật có những điểm nổi bật nào về chủ sở hữu và nội dung quyền sở hữu công nghiệp? Cụ thể là như thế nào? – Trấn Hưng (Bình Phước).
>> Yêu cầu với đơn đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trong năm 2024
>> Yêu cầu với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí 2024
Quy định về chủ sở hữu và nội dung quyền sở hữu công nghiệp trong năm 2024 được thực hiện theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022) sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, có những điểm nổi bật như sau:
Căn cứ Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
(i) Chủ sở hữu sáng chế, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
- Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
- Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
(ii) Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
(iii) Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
(iv) Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Điểm nổi bật về chủ sở hữu và nội dung quyền sở hữu công nghiệp 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Mục 3 bài viết này và Chương X Luật Sở hữu trí tuệ.
- Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X Luật Sở hữu trí tuệ.
Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng, tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản (iv) Mục 1 nêu trên hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó.
Căn cứ Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ, việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
(i) Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây:
- Sản xuất sản phẩm được bảo hộ.
- Áp dụng quy trình được bảo hộ.
- Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ.
- Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại gạch đầu dòng thứ 3 khoản (i) này.
- Nhập khẩu sản phẩm quy định tại gạch đầu dòng thứ 3 khoản (i) này.
(ii) Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:
- Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
- Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất khoản (i) nêu trên.
- Nhập khẩu sản phẩm quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất khoản (i) nêu trên.
(iii) Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:
- Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
- Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
- Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
(iv) Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:
- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.
- Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
(v) Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
- Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.
- Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
(vi) Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
(vii) Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:
- Doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
- Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
- Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.