Phân loại tài sản cố định trong Công ty Cổ Phần
Hình từ Internet
Phân loại tài sản cố định (TSCĐ) là việc phân chia toàn bộ TSCĐ trong công ty cổ phần theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Việc phân loại cũng nhằm mục đích để hạch toán chính xác TSCĐ, phân bổ đúng số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả quản trị TSCĐ. Cụ thể, căn cứ vào mục đích sử dụng của TSCĐ, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:
1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh của công ty cổ phần
1.1. Đối với TSCĐ hữu hình
TSCĐ trong công ty cổ phần phân thành 7 loại sau đây:
- Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc là tài sản được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, đường xá, cầu cống,…
- Loại 2: Máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ,…
- Loại 3: Phương tiện vận tải; thiết bị truyền dẫn (như hệ thống thông tin, hệ thống điện,...).
- Loại 4: Thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường,…
- Loại 5: Vườn cây lâu năm (như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su,…); súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm (như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò...).
- Loại 6: Các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng.
- Loại 7: Các loại tài sản cố định khác là toàn bộ các TSCĐ chưa được liệt kê vào sáu loại trên.
1.2. Đối với TSCĐ vô hình
TSCĐ công ty cổ phần phân thành: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
2. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng
TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những TSCĐ do công ty cổ phần quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong công ty. Và các TSCĐ này cũng được phân loại theo quy định như đối với TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh của công ty.
3. Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ
TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những TSCĐ mà công ty bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ cho Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Tuỳ theo yêu cầu quản lý của mình, mà công ty sẽ tự phân loại chi tiết hơn các TSCĐ trong từng nhóm sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý của mình và tuân theo các quy định trên.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Quy định về hỗ trợ giá vé xe buýt Quảng Ngãi năm 2024
- Quy định về giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao công trình 2024
- Các quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí 2024
- Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong năm 2024
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017: Yêu cầu chung về năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
Câu hỏi thường gặp:
- Quy định về xây dựng công trình đặc thù năm 2023 như thế nào?
- Các yêu cầu khi chuẩn bị xây dựng công trình năm 2023?
- Việc lập dự án đầu tư xây dựng năm 2023 được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng năm 2023 gồm những gì?
- Điều kiện cấp giấy phép xây dựng với công trình trong đô thị, nhà ở riêng lẻ năm 2023?
- Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng năm 2023
- Các loại dự án đầu tư xây dựng năm 2023? Trình tự đầu tư xây dựng?