Từ ngày 01/9/2023, hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử theo Thông tư 06/2023/TT-NHNN được quy định như thế nào? – Hồng Việt (Nam Định).
>> Nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng vay bằng phương tiện điện tử từ ngày 01/9/2023
>> Tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản (Phần 5)
Ngày 28/06/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/09/2023.
Theo đó, Mục 3 Chương II Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định cụ thể về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử từ ngày 01/9/2023 như sau:
[Xem chi tiết tại đây]
[Xem chi tiết tại đây]
Dư nợ cho vay đối với một khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Mục 2 nêu trên không vượt quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định cụ thể về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử từ ngày 01/9/2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu, dữ liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) và các tài liệu, dữ liệu khác theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng tổ chức xét duyệt cho vay bằng phương tiện điện tử phải đảm bảo nguyên tắc phân định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận xây dựng, thiết lập và vận hành hệ thống thông tin phục vụ khâu thẩm định và quyết định cho vay.
- Trường hợp có rủi ro phát sinh, tổ chức tín dụng phải có cơ chế để xác định từng cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm và xử lý kịp thời các vấn đề, rủi ro phát sinh để đảm bảo hiệu quả, an toàn trong việc tổ chức xét duyệt cho vay bằng phương tiện điện tử của tổ chức tín dụng.
Thỏa thuận cho vay được lập thành văn bản, trường hợp là hợp đồng điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và phải có tối thiểu các nội dung quy định tại Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN).
- Tổ chức tín dụng lập hồ sơ cho vay dưới dạng thông điệp dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật về lưu trữ, pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật có liên quan, bao gồm:
+ Thỏa thuận cho vay;
+ Báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng;
+ Quyết định cho vay có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua;
+ Thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng (nếu có); thông tin, dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến thỏa thuận cho vay theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ cho vay; thời hạn lưu giữ hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Trường hợp khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Mục 2 nêu trên, tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định việc giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống mà khách hàng cam kết.