Theo dõi, kiểm tra tại chỗ, đánh giá và cảnh báo, khuyến nghị là các biện pháp trong giám sát hệ thống thanh toán quan trọng quy định tại Thông tư 41/2024/TT-NHNN.
>> Quy trình lựa chọn nhà thầu là cộng đồng, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ địa phương
>> Trách nhiệm phối hợp cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2024
Căn cứ Điều 8 Thông tư 41/2024/TT-NHNN, dựa theo các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được từ việc theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng quy định tại Điều 6 Thông tư 41/2024/TT-NHNN, đơn vị giám sát xây dựng báo cáo giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các báo cáo sau:
(i) Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, định kỳ năm đối với hệ thống thanh toán quan trọng.
(ii) Báo cáo đột xuất về rủi ro, sự cố phát sinh của hệ thống thanh toán quan trọng.
Ngoài ra, đơn vị giám sát đánh giá Hệ thống TTLNH Quốc gia (Đơn vị vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia) theo Mẫu số 04 Phụ lục I - Báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-NHNN định kỳ 03 năm một lần và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả đánh giá.
Danh sách khách hàng cá nhân mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán |
Quy định cụ thể về biện pháp giám sát hệ thống thanh toán quan trọng mới nhất
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 9 Thông tư 41/2024/TT-NHNN, trường hợp đơn vị giám sát phát hiện vấn đề rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến ổn định, an toàn hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng hoặc dẫn đến việc tổ chức vận hành không tuân thủ quy định pháp luật về hệ thống thanh toán quan trọng, đơn vị giám sát báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với tổ chức vận hành.
Lưu ý: Tổ chức vận hành có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ các khuyến nghị của Đơn vị giám sát và báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị theo thời hạn được yêu cầu.
Xem chi tiết tại bài viết: Theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng trong giám sát dịch vụ trung gian thanh toán
Xem chi tiết tại bài viết: Thực hiện kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng từ ngày 17/7/2024
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Thông tư 41/2024/TT-NHNN Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Các hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm Hệ thống TTLNH Quốc gia; hệ thống thanh toán ngoại tệ; hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính thuộc Danh mục hệ thống thanh toán quan trọng theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đơn vị giám sát là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) được giao nhiệm vụ giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. 3. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia là Đơn vị trực tiếp vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia. 4. Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng (sau đây gọi là tổ chức vận hành) là tổ chức trực tiếp vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ; hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính. 5. Giám sát hệ thống thanh toán quan trọng là việc theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng; kiểm tra, đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng và đưa ra cảnh báo, khuyến nghị (nếu cần thiết) để góp phần tăng cường đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn của các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế. 6. Giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là việc theo dõi hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; kiểm tra, đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và đưa ra cảnh báo, khuyến nghị (nếu cần thiết). |