Kinh doanh nhượng quyền thương mại là một xu thế đang trỗi dậy mạnh mẽ trong nền kinh tế hiện nay. Việt Nam cũng không là ngoại lệ, bằng cách gỡ bỏ các rào cản pháp lý tạo điều kiện thâm nhập thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài.
>> Doanh nghiệp có được sử dụng tiền ảo Bitcoin
>> Doanh nghiệp có được sử dụng căn hộ chung cư để làm trụ sở?
Không khó để nhận ra rằng hàng trăm các tên tuổi lớn trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống như McDonald's, Starbucks, Kfc, Starbucks, Lotteria, Circle k, Trung nguyên, Highland , Tocotoco, Ding tea… lần lượt phủ sóng tại các thành phố lớn của Việt Nam mở ra cơ hội cho người tiêu dùng trong nước tiếp cận hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng và đa dạng. Với sự thành công cao từ các thương hiệu nước ngoài cùng với sự mở cửa ngày càng lớn của thị trường đã khiến nhượng quyền thương mại trở thành một đề tài nóng hổi của nhiều người trẻ việt muốn kinh doanh cũng như các doanh nghiệp trong nước muốn tham gia vào chuỗi cung ứng thương hiệu nước ngoài này.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về nhượng quyền thương mại?
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Ví dụ: Một cá nhân / đơn vị muốn nhượng quyền thương mại từ thương hiệu trà sữa X. Theo đó, cá nhân đó sẽ được tự mình kinh doanh, dưới thương hiệu trà sữa X, được tư vấn, hỗ trợ về cách pha chế và phân phối sản phẩm; đồng thời, cá nhân này cũng phải tuân thủ các điều kiện, quy định về nguyên liệu, máy móc, thiết bị sử dụng, .... của X.
2. Điều kiện nhượng quyền thương mại:
- Điều kiện với bên nhượng quyền: Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm
- Đối với bên nhận nhượng quyền : Trước đây quy định tại về hướng dẫn nhận nhượng quyền thương mại thì thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. Tuy nhiên, căn cứ vào Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ công thương thì quy định về điều kiện trên đã bị bãi bỏ, có nghĩa là nhà nước không còn quy định về điều kiện đối với bên nhận nhượng quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam phải có những nội dung chủ yếu về:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Đối với doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền thương mại thì trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền. Trừ trường hợp nhượng quyền trong nước, nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký mà doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền thương mại thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Căn cứ pháp lý:
Kim Hằng