Bitcoin ngày càng gây chú ý khi thu hút được ngày càng lớn các công ty nước ngoài chấp nhận thanh toán trên nhiều lĩnh vực. Vậy các doanh nghiệp tại Việt Nam có được phép chấp nhận thanh toán hoặc sử dụng tiền ảo hay không? Pháp luật Việt Nam có cho phép sử dụng hoặc kinh doanh tiền ảo hay không? Các rủi ro pháp lý đối với hoạt động kinh doanh tiền ảo là gì? và các vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo sẽ được giải đáp trong bài viết này.
>> Doanh nghiệp có được sử dụng căn hộ chung cư để làm trụ sở?
>> Thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam
Nguồn: Internet
1. Bitcoin là gì?
Theo ngôn ngữ thông thường, Bitcoin là tiền ảo.
Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo. Tuy nhiên, Cơ quan ngân hàng Châu Âu có định nghĩa về tiền ảo như sau
Tiền ảo là một đại diện kỹ thuật số về giá trị không được phát hành bởi ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền, cũng không nhất thiết phải gắn với tiền pháp định, nhưng được chấp nhận bởi các cá nhân hoặc pháp nhân như một phương tiện thanh toán và có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử.
Như vậy, có thể hiểu Bitcoin là loại tiền chỉ được công nhận, giao dịch trong một cộng đồng, tổ chức. Những cộng đồng này tự tạo ra Bitcoin để lưu hành nhằm mục đích dùng để trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ.
Ngoài Bitcoin còn có nhiều loại tiền ảo khác đang tồn tại ở Việt Nam và trên thế giới.
2. Doanh nghiệp có được mua bán Bitcoin?
Hiện nay, nhiều người có sự nhầm lẫn giữa việc mua bán Bitcoin và dùng Bitcoin để thanh toán. Mua bán Bitcoin chỉ là mua bán mặt hàng, sản phẩm bình thường, khi này Bitcoin sẽ là mặt hàng hoặc sản phẩm. Tuy nhiên, việc thanh toán Bitcoin có thể hiểu là mua bán bằng Bitcoin, khi này Bitcoin sẽ là phương tiện thanh toán.
Mua, bán được hiểu là hoạt động kinh doanh Bitcoin, vấn đề này không được quy định chi tiết trong bất cứ văn bản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể:
- Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam, kinh doanh Bitcoin không được liệt kê là một ngành, nghề.
- Tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, Bitcoin không được liệt kê là một trong những ngành, nghề kinh doanh bị cấm đầu tư.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không chính thức cho phép kinh doanh Bitcoin nhưng lại cũng không quy định rõ việc cấm kinh doanh Bitcoin. Vì vậy, tình trạng kinh doanh và đầu tư đối tượng này vẫn được diễn ra.
Theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Như vậy, việc mua, bán Bitcoin của doanh nghiệp là hoàn toàn không trái quy định của luật. Doanh nghiệp vẫn có thể kinh doanh Bitcoin và tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động này.
3. Thanh toán Bitcoin
Việc thanh toán Bitcoin có thể hiểu là mua bán bằng Bitcoin, khi này Bitcoin sẽ là phương tiện thanh toán.
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc các đối tượng trên.
Cũng tại Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2018, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an…kiểm soát, ngăn chặn và xử lý việc thực hiện các giao dịch (bao gồm phát hành, giao dịch, môi giới) liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.
Như vậy, Bitcoin không phải là phương tiện được phép thanh toán trên thị trường. Hay nói cách khác, Bitcoin không được phép dùng để thay thế tiền mặt hoặc phương tiện thay thế tiền mặt như (séc, lệnh chi…) trong các giao dịch mua bán.
Quy định tại khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 50-100 triệu đồng:
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
Bên cạnh đó, theo điểm h khoản 48 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về mức hình phạt đối với việc sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp (Bitcoin) như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…
h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
NHNN cũng đã nhiều lần khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, ngày 21/07/2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảođến văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo:
Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.
Như vậy tại Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo cũng như Bitcoin là một phương tiện thanh toán, nếu phát hành, tàng trữ, cung ứng sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề coi đồng tiền ảo và Bitcoin như một loại hàng hóa, một đối tượng để trao đổi mua bán.
Căn cứ pháp lý: