Theo quy định của pháp luật lao động, những nội dung đối thoại tại nơi làm việc 2024 là bao gồm những gì? Trân trọng cảm ơn! – Lương Chương (Bà Rịa – Vũng Tàu).
>> Các nội dung cần có trong hợp đồng đào tạo nghề 2024 theo Bộ Luật lao động
>> Quy định về trợ cấp thôi việc 2024
Trong năm 2024, những nội dung đối thoại tại nơi làm việc vẫn được áp dụng theo Bộ luật Lao động 2019 bởi cho đến hiện nay vẫn chưa có Bộ luật Lao động 2024.
Căn cứ theo Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể về những nội dung đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định khi có vụ việc cụ thể như sau:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (Điều 42 Bộ luật Lao động 2019);
- Phương án sử dụng lao động (Điều 44 Bộ luật Lao động 2019);
- Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động (Điều 93 Bộ luật Lao động 2019);
- Thưởng (Điều 104 Bộ luật Lao động 2019);
- Nội quy lao động (Điều 118 Bộ luật Lao động 2019);
- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023)
Những nội dung đối thoại tại nơi làm việc 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Ngoài nội dung quy định tại Mục 1.1 bài viết này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
- Điều kiện làm việc;
- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
[Xem chi tiết nội dung tại đây].
Điều 37. Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc – Nghị định 145/2020/NĐ-CP 1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động. Ở nơi làm việc có người lao động không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để những người lao động này tự lựa chọn thành viên đại diện cho họ (sau đây gọi là nhóm đại diện đối thoại của người lao động) để tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động. Số lượng thành viên nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này. 2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc các nội dung chủ yếu sau để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động: a) Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc; b) Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên theo quy định tại Điều 38 Nghị định này; c) Số lần, thời gian tổ chức đối thoại định kỳ hằng năm; d) Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc; đ) Trách nhiệm của các bên khi tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động; e) Việc áp dụng quy định tại Điều 176 của Bộ luật Lao động đối với các thành viên đại diện tham gia đối thoại bên người lao động mà không phải là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; g) Nội dung khác (nếu có). 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động có trách nhiệm: a) Cử đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định; b) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc; c) Báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu. 4. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động có trách nhiệm: a) Cử thành viên đại diện tham gia đối thoại theo quy định; b) Tham gia ý kiến với người sử dụng lao động về nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; c) Lấy ý kiến người lao động, tổng hợp và chuẩn bị nội dung đề nghị đối thoại; d) Tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động, Nghị định này và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. 5. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động tại nơi làm việc và quy định cụ thể trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. |