Doanh nghiệp khi xây dựng mức lao động 2024 cần lưu ý điều gì? Pháp luật quy định như thế nào về nội dung này? Mong được giải đáp cụ thể! – Quang Minh (Bắc Ninh).
>> Mức bồi thường thiệt hại 2024 khi người lao động làm hỏng hàng hóa của công ty
>> Những ngày nghỉ lễ còn lại trong năm 2024 dành cho người lao động
Theo khoản 2 Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 thì mức lao động đối với người lao động là một trong những nội dung thương lượng tập thể.
Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
Những lưu ý khi doanh nghiệp xây dựng mức lao động 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 93 Bộ luật Lao động 2019, việc xây dựng định mức lao động phải dược thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp phải xây dựng định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
- Doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng định mức lao động.
Lưu ý, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện mức lao động của người lao động là thành viên của mình (khoản 3 Điều 178 Bộ luật Lao động 2019).
- Mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Theo khoản 1 Điều 6 và điểm a, b, c khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện mức lao động.
- Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức.
- Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng định mức lao động.
Điều 94. Nguyên tắc trả lương - Bộ luật Lao động 2019 1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp. 2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định. Điều 95. Trả lương - Bộ luật Lao động 2019 1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc. 2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ. 3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có). Điều 96. Hình thức trả lương - Bộ luật Lao động 2019 1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. 2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |