Cho tôi hỏi: Khi thay đổi kỳ kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện lập báo cáo tài chính như thế nào? – Thanh Sang (Bình Phước).
>> Hướng dẫn tài khoản 112 (tiền gửi ngân hàng) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
>> Hướng dẫn tài khoản 112 (tiền gửi ngân hàng) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính (theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Kế toán 2015).
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Kế toán 2015, kỳ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
- Kỳ kế toán năm: là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Lưu ý: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế.
- Kỳ kế toán quý: là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
- Kỳ kế toán tháng: là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Theo đó, khi doanh nghiệp nhỏ và vừa thay đổi các kỳ kế toán nêu trên thì thực hiện việc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo những nguyên tắc nêu tại Mục 2 bên dưới.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Nguyên tắc lập, trình bày báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại Điều 75 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định: Khi thay đổi kỳ kế toán (ví dụ đổi kỳ kế toán từ năm dương lịch sang kỳ kế toán khác năm dương lịch), doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tiến hành khóa sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:
Khi thay đổi kỳ kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tuân thủ theo quy định của Luật Kế toán 2015.
Đặc biệt, đối với việc thay đổi kỳ kế toán năm, kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập riêng Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới.
Ví dụ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có kỳ kế toán năm 2022 theo năm dương lịch. Năm 2023, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng kỳ kế toán năm bắt đầu từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau thì doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 01/01/2023 đến 31/3/2023.
Đối với Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của kỳ kế toán trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của kỳ kế toán mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.
Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế toán đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”, cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm mà doanh nghiệp nhỏ và vừa đang áp dụng ở hiện tại.
Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, khi trình bày cột “Kỳ trước” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu từ ngày 01/4/2023 và kết thúc ngày 31/3/2024, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải trình bày số liệu của giai đoạn từ 01/4/2022 đến 31/3/2023.