PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 112 (tiền gửi ngân hàng) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 112 (tiền gửi ngân hàng) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ 2023 (Phần 4)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 112 (tiền gửi ngân hàng) được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
- Bên Nợ:
+ Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng.
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
+ Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo
- Bên Có:
+ Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
+ Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo
- Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.
Tài khoản 112 (tiền gửi Ngân hàng), có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1121 (tiền Việt Nam): Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1122 (ngoại tệ): Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1123 (vàng tiền tệ): Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 112 (tiền gửi ngân hàng) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Phương pháp kế toán đối với một số giao dịch kinh tế chủ yếu được quy định tại khoản 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng , thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường), kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:
Nợ tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)
Có tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
Có tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Nợ tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)
Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế giá trị gia tăng)
Có tài khoản 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế giá trị gia tăng)
Có tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:
Nợ tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có tài khoản 111 - Tiền mặt.
Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng
Có tài khoản 113 - Tiền đang chuyển.
Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
Có các tài khoản 128, 131, 136, 141, 244, 344.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 112 (tiền gửi ngân hàng) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)