Mức đóng BHXH bắt buộc đới với người lao động làm việc ở nhiều nơi năm 2022 được quy định như thế nào. Mời quý thành viên tham khảo bài viết sau:
>> Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
>> Người lao động có con là F0 có được hưởng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ tại Điều 19 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
- NLĐ có thể giao kết nhiều HĐLĐ với nhiều NSDLĐ nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
- NLĐ đồng thời giao kết nhiều HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, NLĐ có thể giao kết nhiều HĐLĐ (làm việc ở nhiều nơi) và phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 và Khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định đối tượng tham gia BHXH, cụ thể:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
Đối với người lao động giao kết nhiều HĐLĐ (làm việc nhiều nơi) thì việc tham gia BHXH được quy định tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
“4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.”
Vậy, trường hợp NLĐ giao kết nhiều HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì chỉ đóng BHXH đối với hợp đồng được giao kết đầu tiên.
Bên cạnh đó, NLĐ hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo khoản 1 Điều 85 Luật này.
Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 89 LBHXH được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm:
Trường hợp tiền lương tháng theo quy định trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
Mức đóng = (Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung) x 8%