PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin giới thiệu đến quý thành viên các mức phạt vi phạm hợp đồng theo quy định hiện hành.
>> Những điều cần biết về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
>> Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Đối với các loại hợp đồng khác nhau thì mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ là khác nhau. Chi tiết được thể hiện qua bảng sau:
Loại hợp đồng |
Mức phạt |
Căn cứ pháp lý |
1. Hợp đồng dân sự |
Do các bên tự do thỏa thuận (không hạn chế mức tối đa) |
|
2. Hợp đồng thương mại |
Do các bên tự do thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005). |
|
3. Hợp đồng xây dựng |
- Do các bên tự do thỏa thuận.- Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thì mức phạt không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. |
|
4. Hợp đồng đấu thầu |
- Tương tự như mức phạt của Hợp đồng xây dựng.Tuy nhiên, nếu nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm hợp đồng thì còn sẽ không được hoàn trả mức bảo đảm thực hiện hợp đồng sau đây: + Đối với lựa chọn nhà thầu: từ 2 – 10% giá trúng thầu. + Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng. |
- Điều 66 và Điều 72 Luật Đấu thầu 2013 - Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. |
Lưu ý: Điều khoản “Phạt vi phạm hợp đồng” không phải là một điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của mình cũng như tránh các tranh chấp phát sinh về sau thì các bên nên thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng và một khi đã thỏa thuận thì các bên phải tuân theo.
Kiều Nga