Sau khi lỡ hẹn về việc cải cách tiền lương năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự kiến từ ngày 01/7/2022, sẽ áp dụng chính sách tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức.Tuy nhiên, kế hoạch này có tiếp tục thay đổi vì những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 hay không? Liệu mức lương cơ sở 2022 có thay đổi không?
>> Hướng dẫn xác định tuổi nghỉ hưu trong năm 2022
>> Các trường hợp được hưởng chế độ tai nạn lao động
Nguồn: Internet
1. Lùi cải cách mức lương cơ sở
Ngày 21/5/2021, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, trong đó nêu rõ:
“Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.”
Tuy nhiên, sau đó tại Hội nghị trung ương lần thứ 13, Ban Chấp hành trung ương khóa XII thống nhất lùi thời điểm cải cách tiền lương đến ngày 01/7/2022 do những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến sự phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước.
Thế nhưng, tiếp tục tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành trung ương khóa XIII lại quyết định tiếp tục lùi thời điểm cải cách tiền lương, thay vì từ 01/7/2022 như trước đó.
Có thể thấy, lần tăng mức lương cơ sở gần nhất là 01/07/2019, tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP đã ấn định lương cơ sở là 1,49 triệu đồng, sau đó năm 2020 và 2021 vẫn giữ nguyên ở mức này. Theo đó, tiền lương của công chức, viên chức, cán bộ được tính theo cách sau:
Tiền lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
Vì thế, khi lương cơ sở “đứng im” đồng nghĩa với việc tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng “đứng im” nếu hệ số lương không tăng.
Bên cạnh đó, theo nhận định liên quan đến việc lương cơ sở 2022 có tăng hay không tại Kỳ họp thứ 2, Quốc Hội khoá XV, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết, với tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tăng lương cơ sở là khó khả thi.
2. Chưa thực hiện cải cách tiền lương năm 2022
Sáng 13/11/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, cụ thể: Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.700 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.784.600 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 372.900 tỷ đồng, tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 572.686 tỷ đồng.
Về thực hiện chính sách tiền lương, Nghị quyết quyết nghị lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
Tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.
Như vậy, đã 03 năm liên tiếp lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức vẫn giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để san sẻ, giúp đỡ một phần cho ngân sách Nhà nước vượt qua đại dịch Covid-19 lần này.