Từ ngày 01/01/2018, Luật số 12/2017/QH14 về sửa đổi bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực, đồng thời, bổ sung một số quy định quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói riêng cũng như pháp nhân thương mại nói chung.
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP điểm lại những thay đổi nổi bật sau:
>> Làm thế nào để doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng nợ xấu?
>> Doanh nghiệp thuê nhà của cá nhân làm trụ sở cần chú ý điều gì?
Người nào gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng.
- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
Nếu pháp nhân thương mại phạm tội trong trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
- Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.
Nếu pháp nhân thương mại phạm tội trong trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên.
- Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên.
- Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.
Nếu pháp nhân thương mại phạm tội trong trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng.
Quý thành viên có thể tham khảo thêm công việc pháp lý về: Bảo hiểm xã hội trong công ty.
Theo đó, nếu người sử dụng lao động (NSDLĐ) đuổi việc người lao động (NLĐ) để né thưởng Tết Âm lịch 2018 nói riêng và sa thải NLĐ một cách trái pháp luật nói chung thì tùy vào mức độ vi phạm mà bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm cũng như cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định.
“Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Quý thành viên có thể tham khảo thêm công việc pháp lý về: Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ; Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Theo đó, Bộ luật Hình sự mới dành riêng 01 Điều để quy định về Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây mà gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
+ Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
+ Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
+ Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán;
+ Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
Vì vụ lợi; Có tổ chức; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Phạm tội gây thiệt hại 1.000 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Quý thành viên có thể tham khảo thêm công việc pháp lý về: Thuế - kế toán trong công ty.
Theo đó, bổ sung thêm 02 tội mà pháp nhân thương mại phải chịu TNHS đó là:
- Tội tài trợ khủng bố quy định tại Điều 300 Bộ luật hình sự 2015: Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này thì mức phạt có thể lên đến 15 tỷ đồng và bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Tội rửa tiền quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự 2015: Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này thì mức phạt có thể lên đến 20 tỷ đồng và bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Quý thành viên có thể xem đầy đủ 33 tội mà pháp nhân thương mại phải chịu từ 01/01/2018 tại đây.
Căn cứ pháp lý:
- Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015.
Thành Đạt