Sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật lao động, đây cũng là hình thức kỷ luật nặng nhất được người sử dụng lao động áp dụng với người lao động có hành vi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động bằng cách chấm dứt hợp đồng với người lao động. Vậy để áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì?
>> Người lao động có thể mất việc nếu phạm các lỗi sau
>> Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật
Ảnh minh họa
1. Trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Căn cứ Điều 125 Bộ luật lao động 2019, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
2. Nguyên tắc xử lý
Vì sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật lao động cho nên khi áp dụng hình thức kỷ luật này người sử dụng lao động cần tuân thủ các nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động như sau:
- Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
- Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
3. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật sa thải
Sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật lao động. Theo đó, việc xử lý kỷ luật lao động sa thải cần phải đảm bảo thực hiện theo quy trình xử ký kỷ luật lao động.
4. Khi xem xét xử lý sa thải, người lao động có thể bị tạm đình chỉ công việc
Điều 128 bộ luật lao động 2019, khi xử lý kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người đó khi vụ việc có những tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Thời gian tạm đình chỉ: Không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời gian này, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Nếu người lao động không bị xử lý kỷ luật thì được trả đủ lương cho những ngày bị tạm đình chỉ, và dù bị xử lý kỷ luật thì cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.
Người lao động bị sa thải mà trước đó chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ theo khoản 2, 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
Bên cạnh đó, người lao động còn được thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mình và nhận lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của mình theo Điều 45 Bộ luật Lao động 2019.
Quý thành viên có thể tham khảo một số công việc sau:
- Xử lý kỷ luật sa thải người lao động.
Căn cứ pháp lý: