Muốn đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để nghiên cứu thì dùng tờ đơn nào để đề nghị? – Kiều Linh (Thanh Hóa).
>> Mẫu đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực GCN đăng ký quyền tác giả, GCN đăng ký quyền liên quan
>> Mẫu 01-TSCĐ về biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Mẫu tờ khai đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại và hướng dẫn sử dụng mẫu này |
Mẫu số 05
TỜ KHAI[1]
ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN VIỆC SAO CHÉP TÁC PHẨM ĐỂ GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
① TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NỘP HỒ SƠ[2] Tên đầy đủ: /Tên Tiếng Anh, viết tắt (nếu có): Người đại diện theo pháp luật: Số CCCD/ĐKKD:[3] Ngày cấp: Nơi cấp: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: ② TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền) Tên đầy đủ: /Tên Tiếng Anh, viết tắt (nếu có): Người đại diện theo pháp luật: Số CCCD/ĐKKD: Ngày cấp: Nơi cấp: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: ③ NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ Đề nghị Cục Bản quyền tác giả chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại ④ TÁC PHẨM ĐỀ NGHỊ SAO CHÉP Tên tác phẩm: Loại hình tác phẩm:[4] Thông tin về tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả: Họ và tên: Quốc tịch: Địa chỉ: Số điện thoại: Email: Thông tin/nơi tiếp cận tác phẩm: Thông tin khác về tác phẩm (nếu có): |
|||||||
⑤ CHI PHÍ |
|||||||
Loại chi phí |
Số tiền |
||||||
□ Chi phí thực hiện chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại |
|
||||||
Tổng số chi phí nộp theo hồ sơ là: |
|
||||||
Số chứng từ (trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản): |
|||||||
⑥ CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG HỒ SƠ
□ Tờ khai theo mẫu □ Kế hoạch sử dụng □ Tài liệu chứng minh đã nỗ lực xin phép/tìm kiếm chủ sở hữu quyền tác giả □ Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện khác theo quy định □ Bản sao chứng từ nộp chi phí (trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Bản quyền tác giả) □ Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận hồ sơ)
|
||||||
⑦ CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NỘP HỒ SƠ/ĐƯỢC ỦY QUYỀN NỘP HỒ SƠ Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: …………… ngày ... tháng ... năm 2023
|
[1] Trong Tờ khai này, tổ chức, cá nhân đánh dấu "x" vào ô vuông □ nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp.
[2] Tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại điền đầy đủ thông tin cá nhân của mình vào ô này.
[3] Điền thông tin của căn cước công dân nếu là cá nhân thực hiện đề nghị, còn tổ chức thì điền thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương).
[4] Điền loại hình tác phẩm dựa theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Số 36/2009/QH12).
Ví dụ: Tác phẩm văn học
[5] Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp tờ khai đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại ký trực tiếp vào phần này.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Mẫu tờ khai đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu sao chép tác phẩm đã được phân phối hoặc truyền đạt đến công chúng một cách hợp pháp để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại phải nộp hồ sơ bao gồm tờ khai đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại trực tiếp đến cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kèm theo các bằng chứng về việc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trước đó đã xin phép chủ sở hữu quyền tác giả về việc sao chép tác phẩm, nhưng yêu cầu của họ đã bị từ chối hoặc không thể đạt được thỏa thuận và phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Chủ sở hữu quyền tác giả không phát hành tới công chúng ở Việt Nam trong thời hạn 5 năm kể từ khi xuất bản tác phẩm lần đầu tiên hoặc không phát hành tới công chúng ở Việt Nam trong thời hạn 3 năm đối với tác phẩm khoa học tự nhiên, khoa học vật lý, toán học, công nghệ hoặc không phát hành tới công chúng ở Việt Nam trong thời hạn 7 năm đối với tác phẩm tiểu thuyết, thơ, kịch, âm nhạc hoặc nghệ thuật.
(ii) Chủ sở hữu quyền tác giả đã phát hành bản sao nhưng sau thời hạn tại đoạn (i) nêu trên đã không còn ấn bản nào của tác phẩm trên thị trường.
Căn cứ tại khoản 4 Điều 37 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, thành phần hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại bao gồm:
- Tờ khai đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo mẫu tờ khai nêu tại Mục 1 (Mẫu số 05 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP).
- Kế hoạch sử dụng.
- Tài liệu chứng minh đã nỗ lực xin phép chủ sở hữu quyền tác giả về việc sao chép tác phẩm nhưng yêu cầu đã bị từ chối hoặc không thể đạt được thỏa thuận hoặc đã nỗ lực tìm kiếm chủ sở hữu quyền tác giả.
- Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện theo nội dung nêu tại Mục 1.
- Bản sao chứng từ nộp chi phí thực hiện chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại (trường hợp nộp chi phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản).
- Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, trình tự, hình thức thực hiện đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại bao gồm:
(i) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu sao chép tác phẩm đã được phân phối hoặc truyền đạt đến công chúng một cách hợp pháp để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(ii) Sau 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nêu tại đoạn (i) Mục này gửi thông báo cho chủ sở hữu quyền tác giả và đăng trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan về việc tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm đã được phân phối hoặc truyền đạt đến công chúng một cách hợp pháp để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại.
(iii) Sau ít nhất 6 tháng đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm khoa học tự nhiên, khoa học vật lý, toán học, công nghệ hoặc ít nhất 3 tháng đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm khác kể từ ngày đăng thông báo theo điểm b khoản này, cơ quan quy định tại điểm a khoản này gửi thông báo nộp tiền bản quyền kèm theo bản dự tính tiền bản quyền đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
(iv) Tổ chức, cá nhân nhận được thông báo phải nộp tiền bản quyền theo bản dự tính tiền bản quyền trong thời hạn 5 ngày làm việc (có bản sao chứng từ nộp tiền bản quyền).
(v) Sau khi nhận được tiền bản quyền, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan quy định tại đoạn (i) Mục này ban hành văn bản chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại.
(vi) Cơ quan quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm chuyển tiền bản quyền đã nhận cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định của pháp luật khác có liên quan. Trường hợp không tìm thấy chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 23 của Nghị định 27/2023/NĐ-CP.