Trước khi quyết toán các khoản tiền đã chi và ghi sổ kế toán thì các khoản tiền đã chi được thống kê theo bảng nào? – Thu Liên (Thành phố Hồ Chí Minh).
>> Mẫu 06-VT về bảng kê mua hàng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Mẫu 09-TT về bảng kê chi tiền theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và hướng dẫn sử dụng mẫu này |
Đơn vị:[1]................ Bộ phận .............
|
Mẫu số 09 - TT (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC) |
BẢNG KÊ CHI TIỀN[2]
Ngày..... tháng..... năm 2023
Họ và tên người chi: [3]......................................................................................
Bộ phận (hoặc địa chỉ):[3]. ................................................................................
Chi cho công việc: [4].........................................................................................
STT |
Chứng từ[5] |
Nội dung chi[6] |
Số tiền |
|
Số hiệu |
Ngày, tháng |
|||
A |
B |
C |
D |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
Số tiền bằng chữ:[7]..............................................................................................
(Kèm theo.... chứng từ gốc).
Người lập bảng kê (Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, họ tên) |
Người duyệt (Ký, họ tên) |
[1] Ghi tên doanh nghiệp lập bảng kê chi tiền.
[3] Ghi rõ họ tên, bộ phận, địa chỉ của người chi tiền.
[4] Ghi rõ nội dung chi cho công việc gì.
[5] Số hiệu, ngày, tháng chứng từ chi tiền vào các cột B và C.
[6] Diễn giải nội dung chi của từng chứng từ.
[7] Bảng kê chi tiền phải ghi rõ tổng số tiền bằng chữ và số chứng từ gốc đính kèm.
Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành (đang còn hiệu lực) |
Mẫu 09-TT về bảng kê chi tiền theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internert)
Mẫu số 09 - TT Bảng kê chi tiền ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (mẫu nêu tại Mục 1) là bảng liệt kê các khoản tiền đã chi, làm căn cứ quyết toán các khoản tiền đã chi và ghi sổ kế toán.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, bảng kê chi tiền phải được lưu trữ ít nhất trong vòng 10 năm.
Điều 13. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm - Nghị định 174/2016/NĐ-CP 1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản. 3. Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C. 4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án. 5. Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập. 6. Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này. 7. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó. Điều 14. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn - Nghị định 174/2016/NĐ-CP 1. Đối với đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm Báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm đã được Quốc hội phê chuẩn, Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn; Hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm A, dự án quan trọng quốc gia; Tài liệu kế toán khác có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Việc xác định tài liệu kế toán khác phải lưu trữ vĩnh viễn do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, do ngành hoặc địa phương quyết định trên cơ sở xác định tính chất sử liệu, ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. 2. Đối với hoạt động kinh doanh, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Việc xác định tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn do người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức khác. 3. Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế toán bị hủy hoại tự nhiên. |