Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Điều kiện để được kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ

Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là việc vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Ngày 31/03/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa thay thế cho Nghị định 42/2020/NĐ-CP.

Theo đó, điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ phải đáp ứng điều kiện đối với người tham gia vận chuyển và điều kiện đối với phương tiện vận chuyển như sau:

1. Yêu cầu doanh nghiệp cần đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ

Ngày 31/03/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa thay thế cho Nghị định 42/2020/NĐ-CP.

Theo đó, điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ phải đáp ứng điều kiện đối với người tham gia vận chuyển và điều kiện đối với phương tiện vận chuyển như sau:

1.1. Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Căn cứ Điều 9 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

(i) Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

(ii) Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.

vận chuyển

Điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

1.2. Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Căn cứ Điều 10 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng điều kiện sau đây:

(i) Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

(ii) Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.

(iii) Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.

1.3. Quy định về việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi

Theo đó, việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi được quy định như sau:

(i) Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.

(ii) Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.

(iii) Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.

(iv) Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

(Căn cứ Điều 11 Nghị định 34/2024/NĐ-CP)

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường thủy

Căn cứ Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường thủy được quy định như sau:

2.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Phương án tổ chức vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

2.2. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; Số giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hạng (đối với thuyền viên)) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ chuyên môn đặc biệt của thuyền viên đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Phương án tổ chức vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

2.3. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; Số giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hạng (đối với thuyền viên)) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn theo quy định.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng cung ứng.

+ Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Phương án tổ chức vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

- Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường thủy

Căn cứ Điều 19 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Mục 2 nêu trên đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm tại Mục 4 dưới đây:

(i) Cách thức nộp hồ sơ

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến:

(ii) Trình tự giải quyết

- Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

- Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

4. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

(i) Bộ Công an tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP (trừ hóa chất bảo vệ thực vật và quy định tại khoản (ii) Mục này).

(ii) Bộ Quốc phòng tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

(iii) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

(iv) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.

(v) Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.

(vi) Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Lưu ý: Các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:

Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

- Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam.

- Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam.

- Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít.

- Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam.

- Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.

Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình vận chuyển.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

3,988
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: