Hiện nay, đang áp dụng Luật Phòng cháy và chữa cháy năm nào? Có những Nghị định, Thông tư nào hướng dẫn và đang còn hiệu lực thi hành? – Tường Chiều (Đồng Nai).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 10/09/2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 09/09/2023
Tính đến thời điểm hiện tại, các Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy sau đây còn hiệu lực thi hành:
THÔNG BÁO |
1. Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001
2. Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
Toàn văn File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy cùng các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (cập nhật ngày 11/9/2023) |
Toàn văn File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy cùng các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (cập nhật ngày 11/9/2023)
3. Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
4. Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
5. Nghị đinh 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
6. Nghị định 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng
7. Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
8. Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
9. Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
10. Thông tư 148/2020/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 57/2015/TT-BCA ngày 26/10/2015 của Bộ trưởng Bộ công an hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
11. Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
12. Thông tư liên tịch 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh – Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 Luật này quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Điều 2. Đối tượng áp dụng – Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy – Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy. 2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. 3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả. 4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. |