Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng Người ký: Lê Thế Tiệm, Nguyễn Văn Đẳng, Nguyễn Văn Rinh
Ngày ban hành: 13/12/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ CÔNG AN-BỘ QUỐC PHÒNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2002


THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VIỆC PHỐI HỢP GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM, CÔNG AN, QUÂN ĐỘI TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG

Để thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng(1991); Luật Phòng cháy, chữa cháy(2001); Chỉ thị số 286/TTg287/TTg ngày 02/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng và tổ chức kiểm tra truy quét những cá nhân, tổ chức phá hoại rừng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng, như sau:

I. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, BỘ CÔNG AN, BỘ QUỐC PHÒNG

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trong phạm vi cả nước; phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để hướng dẫn các đơn vị trong lực lượng Công an, Quân đội tham gia công tác lâm nghiệp nhằm quản lý, bảo vệ phát triển rừng, ngăn chặn và xử lý các trường hợp phá rừng, gây cháy rừng, khai thác trái phép lâm sản, săn bắt trái phép động vật hoang dã.

Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm làm nòng cốt trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng chống chặt phá rừng, truy quét xoá bỏ các tụ điểm khai thác chặt phá rừng, vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, săn bắt trái phép động vật hoang dã; thiết kế về phòng cháy chữa cháy rừng, xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và phối hợp với các ngành Công an, Quân đội tổ chức kiểm tra thực hiện phương án đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp phê duyệt.

2. Bộ Công an có trách nhiệm:

Thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng; điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với cơ quan Kiểm lâm xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng, ; tham gia truy quét xoá bỏ các tụ điểm chặt phá rừng, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản, săn bắt trái phép động vật hoang dã.

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng và Uỷ ban nhân dân các cấp có phương án xử lý kịp thời các vụ cháy rừng. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về điều tra hình sự và phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm theo thoả thuận giữa hai lực lượng.

3. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là cấp tỉnh) và các đơn vị quân đội phối hợp với cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Công an ở địa phương xây dựng phương án phòng chống chặt phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại nơi đơn vị đóng quân, tại địa bàn hoạt động của đơn vị mình và những diện tích rừng được Nhà nước giao khoán, bảo vệ hoặc rừng trồng của các đơn vị.

Phối hợp với lực lượng Kiểm lâm truy quét xoá bỏ những tụ điểm chặt phá rừng, vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, săn bắt trái phép động vật hoang dã; chủ động chữa cháy rừng khi phát hiện cháy hoặc tham gia chữa cháy rừng theo lệnh điều động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc của người chỉ huy chữa cháy có thẩm quyền.

II. TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ VÀ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM, CÔNG AN, QUÂN ĐỘI

A - CƠ QUAN KIỂM LÂM

1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; vận động các cơ quan, tổ chức và nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng.

2. Kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về rừng; bố trí Kiểm lâm viên về địa bàn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở địa phương.

3. Tổ chức tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng xây dựng và tổ chức đội xung kích phòng chống chặt phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức các tổ đội phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở và dân phòng ở trong rừng, ven rừng.

4. Chủ động đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xây dựng phương án truy quét các tụ điểm chặt phá rừng, hướng dẫn kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ, ngăn chặn khi có dịch sâu, bệnh hại rừng; chủ trì phối hợp với cơ quan Công an, Quân đội cùng cấp huy động lực lượng truy quét những cá nhân, tổ chức phá hoại rừng, xử lý kịp thời những trường hợp chống người thi hành công vụ. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan tổ chức, cá nhân để chữa cháy rừng.

5. Khi phát hiện các vụ vi phạm pháp luật về rừng, cơ quan Kiểm lâm tiến hành xử phạt vi phạm hành chính hoặc tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ phạm tội không thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Kiểm lâm thì bàn giao toàn bộ người vi phạm, vật chứng, hồ sơ và các đồ vật, tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền; đồng thời phối hợp xác minh khi được cơ quan điều tra yêu cầu. Đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về rừng do cơ quan Công an, Quân đội chuyển giao thì Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý cho đơn vị đã chuyển giao vụ việc đó biết. Tổng hợp tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về rừng; định kỳ hàng quý thông báo cho cơ quan Công an và Quân đội.

6. Khi phát hiện hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng hoặc gây cháy rừng mà thẩm quyền xử phạt thuộc cơ quan Kiểm lâm, Công an, Bộ đội biên phòng thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

B- CƠ QUAN CÔNG AN

1. Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm, đơn vị Quân đội và chính quyền địa phương tiến hành các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với mọi hành vi khai thác rừng trái phép, huỷ hoại rừng, gây cháy rừng, vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, săn bắt, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã. Trực tiếp chỉ huy lực lượng liên ngành ở địa phương truy quét xoá bỏ các tụ điểm khai thác rừng trái phép, buôn bán trái phép lâm sản ở vùng giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố, giữa các huyện trong tỉnh, thành phố theo kế hoạch được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; xác định nguyên nhân các vụ cháy rừng theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm, chủ rừng điều tra những cá nhân, tổ chức phá rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, săn bắt, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã; có biện pháp giáo dục phòng ngừa vi phạm, tham gia cùng lực lượng Kiểm lâm, Quân đội, Dân quân tự vệ tổ chức truy quét các tụ điểm chặt phá rừng, buôn bán trái phép lâm sản.

3. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy phối hợp với lực lượng Kiểm lâm hướng dẫn việc xây dựng, thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, tham gia thẩm duyệt dự án, thiết kế và phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, hướng dẫn việc mua sắm, trang bị các phương tiện chuyên dùng về phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng; tham gia cứu chữa các vụ cháy rừng và chỉ huy việc chữa cháy rừng.

4. Phát hiện hoặc tiếp nhận để điều tra, xử lý các vụ phạm tội trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng; định kỳ hoặc đột xuất thông báo với cơ quan Kiểm lâm những thông tin có liên quan trực tiếp đến chức năng quản lý và bảo vệ rừng của cơ quan Kiểm lâm về tình hình tội phạm và kết quả điều tra, xử lý các vụ án.

5. Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ điều tra hình sự cho cán bộ Kiểm lâm làm công tác điều tra, xử lý các vụ vi phạm pháp luật về rừng.

C- CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI

1. Giáo dục cán bộ, chiến sỹ nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Các đơn vị đóng quân trong rừng, gần rừng phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương tham gia công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn các đối tượng khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, săn bắt trái phép động vật hoang dã; chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng ở nơi đóng quân.

2. Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh cử cán bộ có thẩm quyền tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của địa phương để kiểm tra đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng khi có yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sở tại. Chỉ đạo các đơn vị đóng quân trong rừng, gần rừng phải có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, tham gia tuần tra và sẵn sàng ứng cứu khi có trường hợp xảy ra cháy rừng theo lệnh huy động của Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng ở nơi đóng quân.

3. Những đơn vị quân đội được giao rừng, đất trồng rừng có trách nhiệm xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức đội chữa cháy rừng cơ sở và tổ chức lực lượng tuần tra kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời khi xảy ra cháy rừng.

4. Ban chỉ huy quân sự xã và chỉ huy tự vệ cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm tổ chức cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ học tập Luật Bảo vệ và phát triển rừng, vận động gia đình và nhân dân không phá rừng làm nương rẫy, khai thác, buôn bán lâm sản, săn bắt trái phép động vật hoang dã. Phối hợp với lực lượng Kiểm lâm đi kiểm tra rừng, truy quét xóa bỏ các tụ điểm khai thác rừng trái phép, buôn bán trái phép lâm sản, chủ động chữa cháy rừng khi phát hiện cháy hoặc tham gia chữa cháy rừng theo lệnh điều động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và người chỉ huy chữa cháy có thẩm quyền.

5. Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm kiểm tra, xử lý kịp thời đối với những đơn vị, chiến sỹ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

III. KINH PHÍ, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA BẢO VỆ RỪNG

1. Cán bộ, chiến sỹ Quân đội, Công an và Công chức Kiểm lâm khi tham gia phối hợp bảo vệ rừng, nếu bị tai nạn, thương tích hoặc bị chết trong khi thi hành công vụ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.

2. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ khi trực tiếp tham gia bảo vệ rừng được hưởng chế độ, chính sách như khi đi huấn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Pháp lệnh về dân quân tự vệ, các khoản 1 và 2 Điều 11 Nghị định số 35/CP ngày 14/6/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh về dân quân tự vệ, các điều 1 và 4 Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/CP ngày 14/6/1996. Kinh phí chi phục vụ cho công tác bảo vệ rừng do Uỷ ban nhân dân địa phương quyết định.

3. Cá nhân, tổ chức phát hiện, tố cáo người vi phạm pháp luật về rừng, tham gia bắt giữ những đối tượng chặt phá rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản hoặc gây cháy rừng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có kế hoạch, biện pháp cụ thể chỉ đạo cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc ngành mình quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư này; đồng thời thường xuyên thông báo cho nhau về tình hình, kết quả thực hiện. Hàng năm, lãnh đạo ba Bộ họp để đánh giá kết quả thực hiện Thông tư này và đề ra các biện pháp thực hiện cho năm sau.

2. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Công an, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp chỉ đạo phối hợp của lực lượng mình, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện Thông tư này, định kỳ 6 tháng họp kiểm điểm kết quả thực hiện ở địa phương mình, báo cáo cấp uỷ, chính quyền địa phương và ba Bộ chủ quản.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định, hướng dẫn trước đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để kịp thời sửa đổi hoặc hướng dẫn bổ sung.

KT/BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Đẳng

KT/BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Lê Thế Tiệm

KT/BỘ TRƯỞNG
BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Rinh

HE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP

Hanoi, December 13, 2002

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE COORDINATION AMONG THE FOREST RANGER, PUBLIC SECURITY AND ARMY FORCES IN THE FOREST PROTECTION WORK

In implementation of the 1991 Law on Forest Protection and Development; the 2001 Law on Fire Prevention and Fighting and the Prime Minister’s Directives No. 286/TTg and 287/TTg of May 2, 1997 on intensifying urgent measures to protect and develop forests and organizing the inspection, search for and mopping-up of deforesting organizations and individuals, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security hereby jointly guide the coordination among the forest ranger, public security and army forces in the forest protection work as follows:

I. RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT, THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY AND THE MINISTRY OF DEFENSE

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to:

Perform the function of the State management over forests and forest land throughout the country; coordinate with the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security in guiding units in the Public Security and Defense forces which take part in the forestry work to manage, protect and develop forests, prevent and handle cases of destroying forests, causing forest fires, illegally exploiting forest products and illegally hunting wild animals.

Direct the forest ranger force to act as the core in the forest management and protection work, advise the People’s Committees of all levels in devising forest protection plans, schemes to prevent and combat deforestation, search and blot out rendezvous for illegal forest exploitation and deforestation, illegal transport of and trading in forest products, illegal hunting of wild animals; making designs for forest fire prevention and fighting and working out schemes for forest fire prevention and fighting; and coordinate with the Public Security Force and the Army in organizing the inspection of the implementation of schemes already approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the People’s Committees of all levels.

2. The Ministry of Public Security shall have to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Defense and the People’s Committees of all levels in devising plans for promptly fighting forest fires. Provide courses for fostering legal knowledge and professional skills in criminal investigation as well as forest fire prevention and fighting to the forest ranger force according to agreements between the two forces.

3. The Ministry of Defense shall have to:

Direct the military command posts and borderguard command posts of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial level for short) and the army units to coordinate with the local forest ranger and public security offices in working out schemes for deforestation prevention and combat and those for forest fire prevention and fighting in localities where their units are stationed or operate, and forest areas contracted by the State for protection or their planted forests.

Coordinate with the forest ranger force in searching for and blotting out rendezvous for forest destruction, illegal forest product transportation and trading and illegal hunting of wild animals; taking initiative in fighting forest fires upon the detection thereof or taking part in the forest fire fighting under mobilization orders of the presidents of the People’s Committees of all levels or the competent fire fighting commanders.

II. SPECIFIC RESPONSIBILITIES OF AND MEASURES FOR COORDINATION AMONG THE FOREST RANGER, PUBLIC SECURITY AND ARMY FORCES

A. THE FOREST RANGER:

1. To propagate, disseminate and educate about the legislation on forest protection and development; to mobilize agencies, organizations and people to actively participate in forest protection.

2. To inspect and promptly prevent acts of violating the forest legislation; to arrange rangers in localities to perform the forest protection tasks; to advise the commune People’s Committees on performing the function of State management over forests and forest land in localities.

3. To organize people’s groups and teams to protect forests, foster professional knowledge and skills of forest protection and forest-fire prevention and fighting; to direct and guide forest owners in setting up and organizing shock teams to prevent and combat the deforestation, prevent and fight forest fires and prevent and eradicate forest pests and blights. To coordinate with the fire prevention and fighting police force in organizing grassroots fire prevention and fighting groups and teams and vigilante teams in forests and in vicinity of forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Upon detecting cases of violating the forest legislation, the forest ranger shall impose administrative sanctions or conduct investigations according to the provisions of law. For offenses falling beyond the investigating competence of the forest ranger, the offenders and all evidences, dossiers and involved objects and documents shall be handed over to the competent investigation agency; and at the same time coordinate with the investigation agency in the verification of such cases at the latter’s requests. For cases of violating the forest legislation, handed over by the Public Security Force or the Army, the forest ranger shall have to notify the handling results to the units which have handed over such cases.

6. Upon detecting acts of violating the provisions on forest fire prevention and fighting or causing forest fires, which fall under the competence of the forest ranger, police or borderguards, the administrative sanctioning thereof shall be carried out by the bodies being the first to accept such cases for handling.

B. THE PUBLIC SECURITY FORCE:

1. To coordinate with the local forest ranger offices, army units and local administrations in taking measures to prevent, deter and combat all acts of illegally exploiting forests, devastating forests, causing forest fires, illegally transporting and trading in forest products, illegally hunting, transporting, trading in and caging wild animals. To directly command inter-branch forces in localities in searching for and blotting out the rendez-vous for illegal forest exploitation and forest product trading in regions lying between the provinces or cities or between districts of a province or city according to plans already approved by the provincial-level People’s Committees; to identify causes of forest fires according to the provisions of law.

2. To coordinate with the forest ranger and forest owners in investigating individuals and organizations that destroy forests, illegally exploit, transport and/or trade in forest products, illegally hunt, transport, trade in and/or cage wild animals; to take educative measures to prevent violations, join the forest ranger, army, militia and self-defense forces in organizing the search for and blotting-out of rendezvous for deforestation and illegal forest product trading.

3. The fire prevention and fighting police force shall coordinate with the forest ranger in guiding the formulation and practice of schemes on forest-fire prevention and fighting, take part in appraising and approving forest fire prevention and fighting projects, designs and plans; provide training on fire-prevention and fighting skills, guide the procurement and furnishing of equipment for special use in forest fire prevention and fighting; inspect forest fire prevention and fighting activities of forest owners; take part in fighting forest fires and commanding the forest fire fighting.

4. To detect or accept dossiers of violations or offenses in the field of forest management and protection for investigation and handling; periodically or extraordinarily notify to the forest ranger of information directly relevant to the forest management and protection function of the forest ranger on the situation of offenses and results of investigation and handling thereof.

5. To coordinate with the forest ranger in fostering legal knowledge and criminal investigation professional skills for forest ranger officers who conduct the investigation and handling of violations of the forest legislation.

C. THE ARMY AGENCIES AND UNITS:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The provincial-level military commands shall send their competent officials to join local inter-branch inspection delegations in inspecting units and/or individuals that violate the forest protection legislation at requests of the presidents of the local provincial-level People’s Committees. To direct units stationed in or near forests to adopt schemes to prevent and fight forest fires, participate in patrols and be always ready for rescue upon the occurrence of forest fires on the mobilization orders of the steering boards for forest fire prevention and fighting at their stationing localities.

3. Army units assigned with forests or forest-planting land shall have to build works for forest fire prevention and fighting, organize grassroots forest fire teams and organize forces to conduct regular patrols and inspections, so as to detect and promptly fight forest fires upon their occurrence.

4. The commune military commands and commanders of self-defense forces of State agencies and administrative and non-business units and economic organizations shall have to organize courses for their officials, militia and self-defense force members to study the Forest Protection and Development Law, mobilize their families and local people not to deforest for terraced fields and milpa, illegally exploit and trade in forest products nor illegally hunt wild animals. To coordinate with the forest ranger force in inspecting forests, searching for and blotting out rendezvous for illegal forest exploitation, illegal trading in forest products and taking initiative in fighting forest fires upon their occurrence or taking part in the forest fire fighting on the mobilization orders of the presidents of the People’s Committees of all levels and the competent fire-fighting commanders.

5. To coordinate with the forest ranger in inspecting and promptly handling units or armymen the Forest Protection and Development Law.

III. FUNDING, REGIMES AND POLICIES FOR PERSONS DIRECTLY ENGAGED IN THE FOREST PROTECTION

1. If officers and soldiers of the Army and the Public Security Force and forest ranger officers, when taking part in the coordinated forest protection, suffer from accidents, get injured or die while performing their official duties, shall enjoy the preferential regimes and policies prescribed by the State.

2. Militia and self-defense officers and members, when directly taking part in forest protection, shall enjoy the preferential regimes and policies applicable as when they are on military training, combat readiness, combat service or working to overcome consequences of natural disasters and enemy sabotage as prescribed in Clause 3, Article 26 of the Ordinance on Militia and Self-Defense Force, Clauses 1 and 2, Article 11 of the Government’s Decree No. 35/CP of June 14, 1996 detailing the implementation of the Ordinance on Militia and Self-Defense Force, Articles 1 and 4 of the Government’s Decree No. 46/2000/ND-CP of September 12, 2000 amending and supplementing a number of articles of Decree No. 35/CP of June 14, 1996. Funding for the forest protection work shall be decided by the concerned local People’s Committees.

3. Individuals and organizations that detect and denounce persons who violate the forest legislation, take part in apprehending persons who fell forest trees, deforest, illegally exploit, trade and/or transport forest products or cause forest fires shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The directors of the Forest Ranger Sub-Departments, the directors of the public security offices and the chiefs of the provincial-level military commands shall have to work out plans and measures to direct the coordination among their forces, advise the local Party Committees and administrations on directing the implementation of this Circular, and meet once every six months to review implementation results in their respective localities, then report them to the local Party Committees and administrations and the three managing ministries.

3. This Circular takes implementation effect 15 days after its signing. The previous regulations and guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense, which are contrary to this Circular, shall all be annulled.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security for timely amendment or additional guidance.

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Nguyen Van Dang

FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER





Le The Tiem

FOR THE MINISTER OF DEFENSE
VICE MINISTER
LIEUTENANT GENERAL




Nguyen Van Rinh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP ngày 13/12/2002 về phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Công an - Bộ Quốc phòng cùng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.295

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.101.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!