Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn về khoản kinh phí công đoàn này với đoàn phí công đoàn. Vậy để có thể hiểu rõ hơn về kinh phí công đoàn (chủ thể đóng, phương thức đóng,…), PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP gửi đến Quý thành viên bài viết say đây:
>> Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương
>> Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất
Ảnh minh họa
1. Nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn là của ai?
Kinh phí công đoàn do các doanh nghiệp thực hiện đóng. Đây là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn.
Đoàn phí công đoàn do Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở đóng, mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định , nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở (người lao động không tham gia công đoàn, doanh nghiệp không có tổ chức Công đoàn thì người lao động không phải đóng đoàn phí công đoàn).
Như vậy, kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn đều là các nguồn thu của quỹ tài chính của công đoàn. Tuy nhiên, về cơ bản, chủ thể đóng kinh phí công đoàn là các doanh nghiệp còn đoàn phí công đoàn sẽ do người lao động là đoàn viên ở các công đoàn cơ sở đóng.
Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2021, quy định cụ thể theo bảng sau:
Có tổ chức Công đoàn |
Không có tổ chức Công đoàn |
||
Kinh phí công đoàn (Do doanh nghiệp đóng) |
Mức đóng |
2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. |
2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. |
Phân phối |
Năm 2021, công đoàn cơ sở được sử dụng 71% tổng số thu kinh phí công đoàn. - Nộp 29% tổng số thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cấp trên. |
Nộp 100% kinh phí công đoàn cho Công đoàn cấp trên. Doanh nghiệp không được sử dụng. |
Xem thêm tại công việc: Trích nộp kinh phí công đoàn.
2. Phương thức đóng kinh phí công đoàn
Hàng tháng, khi doanh nghiệp đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì đồng thời cũng phải đóng kinh phí Công đoàn.
Riêng với tổ chức, doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh có thể đóng theo tháng hoặc theo quý, nhưng phải cùng thời điểm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Cơ quan thu:
Đối với doanh nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước có công đoàn cơ sở hoặc chưa thành lập công đoàn cơ sở thì Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn để biết thực hiện.
3. Không đóng kinh phí công đoàn bị phạt thế nào?
Doanh nghiệp không thực hiện đóng kinh phí công đoàn bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Chậm đóng kinh phí công đoàn;
+ Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
+ Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
- Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
Biện pháp khắc phục khi không đóng kinh phí công đoàn:
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ pháp lý:
- Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016;
- Quyết định 1355/QĐ-TLĐ năm 2020.
- Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2020.
Ngoài ra, quý thành viên có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Một số vấn đề cần biết về tài chính công đoàn.
- Doanh nghiệp có nên thành lập công đoàn cơ sở không?.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: