Theo Nghị định 87/2024/NĐ-CP, hành vi không chấp hành hoặc chấp hành không đúng biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định sẽ bị phạt đến 30 triệu.
>> Quy định về hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 01/7/2024
>> Nội dung thẩm quyền kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng từ 01/7/2024
Ngày 12/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá và có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong đó, hành vi không chấp hành hoặc chấp hành không đúng biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định 87/2024/NĐ-CP.
Đối với hành vi chấp hành không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Đồng thời phải thực hiện áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chấp hành đúng biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với hành vi vi phạm nêu trên trong thời gian thực hiện biện pháp bình ổn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
File Word Luật Giá và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Toàn bộ biểu mẫu ban hành về Luật Giá theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP |
Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá và thẩm quyền tiếp nhận mới nhất năm 2024 |
Phạt đến 30 triệu đối với hành vi không chấp hành hoặc chấp hành không đúng biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định (Ảnh minh họa -Nguồn từ Internet)
Đối với các hành vi không chấp hành một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chấp hành các biện pháp bình ổn giá đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên trong thời gian thực hiện biện pháp bình ổn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Lưu ý:
(i) Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP thì mức phạt tiền theo quy định nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức sẽ áp dụng hình phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
(ii) Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần các hành vi vi phạm nêu trên thì áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
(i) Bình ổn giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các giải pháp, biện pháp theo quy định của Luật Giá 2023 nhằm ổn định giá hàng hóa, dịch vụ khi có biến động bất thường về giá trong một khoảng thời gian nhất định (khoản 9 Điều 4 Luật Giá 2023).
(ii) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có quyền hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về chống bán phá giá hàng nhập khẩu và phải niêm yết công khai về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước (điểm e khoản 4 Điều 8 Luật Giá 2023).
(iii) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ chấp hành văn bản định giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khoản 2 Điều 9 Luật Giá 2023).
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ ngày 01/07/2024.
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá từ ngày 10/7/2024.
>> Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết:
Hình phạt đối với hành vi đăng tải thông tin vi phạm về giá và thẩm định giá từ ngày 12/07/2024
Phạt đến 70 triệu đối với các hành vi vi phạm về báo cáo Quỹ bình ổn giá