Từ ngày 10/7/2024, để đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cần thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
>> Quy định về việc lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ từ ngày 10/7/2024
>> Nội dung hợp đồng tư vấn của tổ chức tín dụng từ ngày 01/7/2024
Ngày 10/7/2024, Chính phủ ban hành tại Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật giá và có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong đó, trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đảm bảo thực hiện theo Điều 8 Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
Cơ quan có thẩm quyền đánh giá sự cần thiết của việc điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá là Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện dựa trên cơ sở tiêu chí về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Giá 2023 và 03 căn cứ cụ thể sau đây:
(i) Đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.
(ii) Yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước về giá hàng hóa, dịch vụ để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc để phù hợp với những thay đổi về quan hệ cung cầu trên thị trường của hàng hóa, dịch vụ đó.
(iii) Kết quả nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng biện pháp quản lý giá của hàng hóa, dịch vụ cần điều chỉnh.
File Word Luật Giá và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Toàn bộ biểu mẫu ban hành về Luật Giá theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP |
Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá và thẩm quyền tiếp nhận mới nhất năm 2024 |
Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá từ ngày 10/7/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thông qua các căn cứ quy định tại Mục 1 nêu trên, khi các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thực hiện thông qua 02 trường hợp cụ thể dưới đây:
(i) Trường hợp đề nghị bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá:
- Tổng kết, đánh giá về tình hình cung, cầu, diễn biến giá cả thị trường và thực trạng biện pháp quản lý giá của hàng hóa, dịch vụ cần bổ sung.
- Đánh giá sự cần thiết điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định tại Mục 1 nêu trên.
- Đề xuất các quy định về thẩm quyền, hình thức định giá, việc áp dụng phương pháp định giá.
- Đánh giá tác động của chính sách bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
- Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài (nếu cần thiết).
(ii) Trường hợp cần đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá:
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện định giá của Nhà nước đối với hàng hóa, dịch vụ.
- Đánh giá về tình hình cung, cầu, diễn biến giá cả thị trường của hàng hóa, dịch vụ.
- Đánh giá sự cần thiết điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định tại Mục 1 nêu trên và dự kiến biện pháp quản lý giá thay thế đối với hàng hóa, dịch vụ đó sau khi đưa ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
- Đánh giá tác động của chính sách đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
- Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài (nếu cần thiết).
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi 01 bản chính hồ sơ đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cho Bộ Tài chính tổng hợp, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
(i) Văn bản đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Trường hợp đề nghị bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tại văn bản nêu rõ tên hàng hóa, dịch vụ, dự kiến về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; đề xuất thẩm quyền định giá, hình thức định giá, việc áp dụng phương pháp định giá.
Trường hợp đề nghị đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tại văn bản nêu rõ tên hàng hóa, dịch vụ; dự kiến biện pháp quản lý giá thay thế đối với hàng hóa, dịch vụ đó.
(ii) Báo cáo tổng kết, đánh giá các nội dung theo quy định tại 02 trường hợp nêu tại Mục 2 bài viết này.
(iii) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách bổ sung hoặc đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
(iv) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý.
(v) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
(i) Trên cơ sở hồ sơ nhận được, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan để trình Chính phủ cho ý kiến về đề xuất điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
(ii) Trường hợp Chính phủ quyết định không điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá: Bộ Tài chính có văn bản thông báo cho bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
(iii) Trường hợp Chính phủ thống nhất đề xuất điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách hãng em thêm tại bài viết: Quy định về trình và ban hành văn bản định giá từ ngày 10/7/2024