PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan (Phần 3)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan (Phần 2)
Tại Phần 02 và Phần 3 của bài viết đang trình bày 08 nội dung của các bên liên quan căn cứ theo Chuẩn mực số 26 - Thông tin về các bên liên quan (ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), sau đây là các nội dung tiếp theo về các bên liên quan của chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan:
Phương pháp giá vốn cộng lãi được xác định bằng cách cộng một khoản chênh lệch phù hợp vào chi phí của người cung cấp. Sử dụng phương pháp này có khó khăn trong việc xác định cả hai yếu tố chi phí và khoản chênh lệch. Một trong số các tiêu chuẩn so sánh có thể xác định giá chuyển giao là dựa vào tỷ lệ lãi có thể so sánh được trên doanh thu hoặc trên vốn kinh doanh của các ngành tương tự.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan (Phần 4) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trong một số trường hợp, giá của các giao dịch giữa các bên liên quan không được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại Mục 2.1.7, Mục 2.1.8 Phần 3 của bài viết và Mục 2.1.9 bài viết này. Một số trường hợp khác có thể không có giá, như việc cung cấp dịch vụ quản lý không mất tiền và cấp tín dụng không lãi suất.
Đôi khi, các giao dịch sẽ không xảy ra nếu không có mối quan hệ giữa các bên liên quan. Ví dụ, một công ty con bán phần lớn sản phẩm của mình với mức giá bằng chi phí sản xuất có thể không tìm được người mua hàng khác nếu công ty mẹ không mua hàng.
- Báo cáo tài chính phải trình bày một số mối quan hệ nhất định giữa các bên liên quan.
+ Các quan hệ thường được chú ý là giao dịch của những người lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là khoản tiền lương và các khoản tiền vay của họ, do vai trò quan trọng của họ đối với doanh nghiệp.
+ Bên cạnh đó cần trình bày các giao dịch lớn có tính chất liên công ty và số dư các khoản đầu tư lớn với tập đoàn, với các công ty liên kết và với Ban Giám đốc.
+ Chuẩn mực kế toán số 25 "Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con", Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” yêu cầu trình bày danh sách các công ty con và các công ty liên kết.
+ Chuẩn mực kế toán “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán” yêu cầu trình bày các khoản mục doanh thu, chi phí được bao gồm trong việc xác định lãi hoặc lỗ từ các hoạt động thông thường mà với quy mô, tính chất và ảnh hưởng của chúng khi trình bày trong báo cáo tài chính sẽ diễn giải phù hợp hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
- Các giao dịch chủ yếu giữa các bên liên quan cũng phải được trình bày trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo trong kỳ mà các giao dịch đó có ảnh hưởng, gồm:
+ Mua hoặc bán hàng (thành phẩm hay sản phẩm dở dang);
+ Mua hoặc bán tài sản cố định và các tài sản khác;
+ Cung cấp hay nhận dịch vụ;
+ Giao dịch đại lý;
+ Giao dịch thuê tài sản;
+ Chuyển giao về nghiên cứu và phát triển;
+ Thỏa thuận về giấy phép;
+ Các khoản tài trợ (bao gồm cho vay và góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật);
+ Bảo lãnh và thế chấp;
+ Các hợp đồng quản lý.
- Những mối quan hệ giữa các bên liên quan có tồn tại sự kiểm soát đều phải được trình bày trong báo cáo tài chính, bất kể là có các giao dịch giữa các bên liên quan hay không.
- Để người đọc báo cáo tài chính có được cái nhìn bao quát về những ảnh hưởng của các mối quan hệ của các bên liên quan đến doanh nghiệp báo cáo, cần phải chỉ ra mối quan hệ của bên liên quan trong trường hợp tồn tại sự kiểm soát, bất kể là có các giao dịch của các bên liên quan hay không.
- Trường hợp có các giao dịch giữa các bên liên quan thì doanh nghiệp báo cáo cần phải trình bày bản chất các mối quan hệ của các bên liên quan cũng như các loại giao dịch và các yếu tố của các giao dịch đó.
- Các yếu tố của các giao dịch thường bao gồm:
+ Khối lượng các giao dịch thể hiện bằng giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng;
+ Giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng của các khoản mục chưa thanh toán;
+ Chính sách giá cả.
- Các khoản mục có cùng bản chất có thể được trình bày gộp lại trừ trường hợp việc trình bày riêng biệt là cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch giữa các bên liên quan đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo.
- Trong các báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn không cần thiết phải trình bày các giao dịch giữa các thành viên vì báo cáo này đã nêu lên các thông tin về công ty mẹ và các công ty con như là một doanh nghiệp báo cáo. Các giao dịch với các công ty liên kết do được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu không được loại trừ do đó cần được trình bày riêng biệt như là các giao dịch với bên liên quan.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.