PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan (Phần 2)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan
Tại Phần 02 của bài viết đang trình bày 02 nội dung của các bên liên quan căn cứ theo Chuẩn mực số 26 - Thông tin về các bên liên quan (ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), sau đây là các nội dung tiếp theo về các bên liên quan của chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan:
Tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của một doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa các bên liên quan kể cả khi không có giao dịch giữa các bên này. Sự tồn tại đơn thuần của mối quan hệ này cũng có thể đủ làm ảnh hưởng tới giao dịch của doanh nghiệp báo cáo với các bên khác, ví dụ, một công ty con có thể chấm dứt quan hệ buôn bán với một bạn hàng sau khi công ty mẹ của nó mua một công ty con khác có cùng hoạt động với bạn hàng nói trên. Trường hợp khác, một doanh nghiệp có thể bị hạn chế hoạt động do chịu ảnh hưởng đáng kể từ doanh nghiệp khác, ví dụ, một công ty con có thể bị công ty mẹ chỉ thị không tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan (Phần 3) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Do những khó khăn vốn có trong việc xác định ảnh hưởng của việc bị chi phối mà không dẫn đến các giao dịch, nên chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan không yêu cầu trình bày các ảnh hưởng đó.
Việc hạch toán hoạt động chuyển giao nguồn lực thông thường dựa vào giá thỏa thuận giữa các bên. Giá áp dụng giữa các bên không liên quan là giá được xác định hoàn toàn độc lập. Các bên liên quan có thể có một mức độ linh hoạt trong quá trình thỏa thuận giá mà giữa các bên không liên quan không có.
Để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được;
- Phương pháp giá bán lại;
- Phương pháp giá vốn cộng lãi.
Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được, được xác định bằng cách so sánh giá của hàng hóa bán ra trên thị trường có thể so sánh được về mặt kinh tế mà người bán không có liên quan với người mua.
Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa và dịch vụ cung cấp trong giao dịch giữa các bên có liên quan và các điều kiện của việc mua bán tương tự như trong các giao dịch thông thường. Phương pháp này còn thường được sử dụng để xác định giá phí của các khoản tài trợ.
Theo phương pháp giá bán lại, giá chuyển giao cho người bán lại được xác định bằng cách trừ vào giá bán lại một khoản chênh lệch, phản ánh giá trị mà người bán muốn thu để bù vào chi phí của mình đồng thời có lãi hợp lý. ở đây có khó khăn trong việc xem xét để xác định phần đền bù hợp lý cho các chi phí do người bán lại đã góp vào trong quá trình này.
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyển giao giữa các bên liên quan trước khi được bán cho một bên khác không liên quan. Phương pháp này cũng được sử dụng trong việc chuyển giao các nguồn lực khác như quyền sở hữu và các dịch vụ.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan (Phần 4)