Hiện nay, việc thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan được quy định như thế nào? – Anh Tú (Phú Yên)
>> Điểm mới Nghị định 12/2023/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, tiền thuê đất 2023
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 15 - Hợp đồng xây dựng (Phần 6)
Căn cứ theo Chuẩn mực số 26 - Thông tin về các bên liên quan (ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan được quy định như sau:
Mục đích của chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp trình bày thông tin trong báo cáo tài chính về các bên liên quan và các giao dịch giữa doanh nghiệp báo cáo với các bên liên quan.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan được áp dụng trong mối quan hệ với các bên liên quan và các giao dịch giữa doanh nghiệp báo cáo với các bên liên quan. Những yêu cầu của chuẩn mực này áp dụng cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo.
Chuẩn mực này chỉ áp dụng cho những mối quan hệ với các bên liên quan được quy định trong Mục 1.3 bài viết này và được ngoại trừ ở Mục 1.6 Phần 2 bài viết.
Trong chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan các trường hợp sau được coi là các bên liên quan:
(i) Những doanh nghiệp kiểm soát, hoặc bị kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hoặc nhiều bên trung gian, hoặc dưới quyền bị kiểm soát chung với doanh nghiệp báo cáo (bao gồm công ty mẹ, công ty con, các công ty con cùng tập đoàn);
(ii) Các công ty liên kết (quy định tại Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”);
(iii) Các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểu quyết ở các doanh nghiệp báo cáo dẫn đến có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp này, kể cả các thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này. Thành viên mật thiết trong gia đình của một cá nhân là những người có thể chi phối hoặc bị chi phối bởi người đó khi giao dịch với doanh nghiệp như quan hệ: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột;
(iv) Các nhân viên quản lý chủ chốt có quyền và trách nhiệm về việc lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp báo cáo, bao gồm những người lãnh đạo, các nhân viên quản lý của công ty và các thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này;
(v) Các doanh nghiệp do các cá nhân được nêu ở trường hợp (iii) hoặc trường hợp (iv) của Mục 1.3 bài viết này nắm trực tiếp hoặc gián tiếp phần quan trọng quyền biểu quyết hoặc thông qua việc này người đó có thể có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp. Trường hợp này bao gồm những doanh nghiệp được sở hữu bởi những người lãnh đạo hoặc các cổ đông chính của doanh nghiệp báo cáo và những doanh nghiệp có chung một thành viên quản lý chủ chốt với doanh nghiệp báo cáo.
Trong việc xem xét từng mối quan hệ của các bên liên quan cần chú ý tới bản chất của mối quan hệ chứ không chỉ hình thức pháp lý của các quan hệ đó.
Không phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong các trường hợp:
- Trong báo cáo tài chính hợp nhất đối với các giao dịch nội bộ của tập đoàn;
- Trong báo cáo tài chính của công ty mẹ, khi báo cáo này được lập và công bố cùng với báo cáo tài chính hợp nhất;
- Trong báo cáo tài chính của công ty con do công ty mẹ sở hữu toàn bộ nếu công ty mẹ cũng được thành lập ở Việt Nam và công bố báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt Nam.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan (Phần 2)