PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Hướng dẫn tài khoản 412 (chênh lệch đánh giá lại tài sản) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tại phần 1 của bài viết đã trình bày các nguyên tắc kế toán của Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 177/2015/TT-BTC), sau đây là kết cấu và nội dung phản ánh Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 20 Thông tư 177/2015/TT-BTC), kết cấu và nội dung phản ánh Tài khoản 338 được quy định như sau:
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.
- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.
- Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản.
- Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) vào chi phí tài chính.
- Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại là thuê tài chính ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị hợp lý của tài sản cố định bán và thuê lại là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp số tiền thu từ cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
- Kết chuyển chi phí cổ phần hoá trừ (-) vào số tiền Nhà nước thu được từ cổ phần hoá công ty Nhà nước.
- Các khoản đã trả và đã nộp khác.
Kết cấu Tài khoản 338 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với Bên Nợ được quy định như sau:
Bên Nợ: Kết chuyển số phí Bảo hiểm tiền gửi phải thu phát sinh trong kỳ ghi tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân); Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân.
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên.
- Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể.
- Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù.
- Số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan bảo hiểm xã thanh toán.
- Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.
- Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay.
- Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại tài sản cố định là thuê tài chính.
- Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị hợp lý của tài sản cố định bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại tài sản cố định là thuê hoạt động.
- Phản ánh tổng số tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước; Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Vật tư, hàng hóa vay, mượn tạm thời, các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân.
- Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại.
- Các khoản phải trả khác.
Kết cấu Tài khoản 338 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với Bên có được quy định như sau:
Bên Có: Phí bảo hiểm tiền gửi phải thu phát sinh trong kỳ chờ kết chuyển.
Số dư bên Có:
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết.
- Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết.
- Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán.
- Số chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại chưa kết chuyển.
- Phản ánh số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước hoặc khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn phải trả đến cuối kỳ kế toán.
- Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3).