PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
>> Hướng dẫn tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tại phần 2 của bài viết đã trình bày kết cấu của Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 20 Thông tư 177/2015/TT-BTC), sau đây là nội dung phản ánh và phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:
Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 338 (3381).
- Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.
- Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội ở đơn vị.
- Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị.
- Tài khoản 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị.
- Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các tài khoản khác từ Tài khoản 3381 đến Tài khoản 3387.
Ngoài những nội dung trên, nội dung phản ánh của Tài khoản 338 đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn được quy định như sau:
Tài khoản 3385 - Phí bảo hiểm tiền gửi chờ kết chuyển: Phản ánh số phí bảo hiểm tiền gửi phải thu phát sinh trong kỳ chờ kết chuyển để ghi tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ theo quy định. Tài khoản 3385 chỉ sử dụng tại Trụ sở chính.
- Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33871 - Doanh thu tiền lãi nhận trước: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu tiền lãi nhận trước khi gửi tiền có kỳ hạn, mua trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong kỳ kế toán. Tài khoản này chỉ sử dụng tại Trụ sở chính.
+ Tài khoản 33878 - Doanh thu nhận trước khác: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện khác ngoài tiền lãi nhận trước của đơn vị trong kỳ kế toán, như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 20 Thông tư 177/2015/TT-BTC), phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được quy định như sau:
Kế toán phản ánh giá trị tài sản thừa theo giá trị hợp lý tại thời điểm phát hiện để ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 152, 153, 156, 211 (Theo giá trị hợp lý).
Có Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).
Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:
Nợ Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).
Có Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu; hoặc
Có Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Có Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).
Có Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có Tài khoản 711 - Thu nhập khác.
Quý khách xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4).