PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP hướng dẫn tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
>> Hướng dẫn tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
Tại phần 3 của bài viết đã trình bày nội dung phản ánh và phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với trường hợp phát hiện tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết của Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 57 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2, khoản 3 Điều 20 Thông tư 177/2015/TT-BTC), sau đây là phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với các trường hợp tiếp theo:
- Khi nhận được thông báo hoặc quyết định cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kiểm kê tiền tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, kế toán phản ánh giá trị tiền thừa qua kiểm kê, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112.
Có Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết.
Trường hợp thừa tài sản: Doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin tài sản phát hiện thừa qua kiểm kê trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Kế toán xử lý tài sản thừa, thiếu trong kiểm kê: Đối với tài sản phát hiện thừa qua kiểm kê, căn cứ vào “Biên bản xử lý tài sản thừa, thiếu qua kiểm kê”, ghi:
Nợ Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết.
Có Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán (nếu tài sản thừa của người bán).
Có Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác(3388).
Có Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (đối với tài sản thừa không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, ghi:
Nợ các Tài khoản 622, 623,627, 641, 642 (số tính vào chi phí sản xuất kinh doanh).
Nợ Tài khoản 334 - Phải trả người lao động (số trừ vào lương người lao động).
Có Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386).
- Khi nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, ghi:
Nợ Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386).
Có các Tài khoản 111, 112,...
- Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản..., ghi:
Nợ Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383).
Có Tài khoản 334 - Phải trả người lao động.
- Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
Nợ Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382).
Có các Tài khoản 111, 112,...
- Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112.
Có Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382).
Khi vay, mượn vật tư, hàng hóa, nhận góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) không hình thành pháp nhân, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112, 152, 153, 156...
Có Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác.
Quý khách xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5).