PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 3)
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 2)
Bài viết tiếp tục hướng dẫn về tài sản cố định hữu hình của nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 211 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Việc tính và trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với tài sản cố định thuê tài chính, định kỳ, bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh tùy theo bộ phận sử dụng tài sản cố định trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của mình. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Chi phí liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định vô hình:
- Chi phí phát sinh có khả năng làm cho tài sản cố định tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu.
- Chi phí được xác định một cách chắc chắn và gắn liền với tài sản cố định vô hình cụ thể.
Riêng đối với chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến các tài sản mua ngoài là nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất luôn được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Trường hợp mua tài sản cố định gồm có nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì phải xác định tách biệt giá trị nhà cửa, vật kiến trúc để ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình (tài khoản 2111) và giá trị quyền sử dụng đất để ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định vô hình (tài khoản 2113).
- Doanh nghiệp chỉ thay đổi nguyên giá tài sản cố định theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành.
- Mọi trường hợp tăng, giảm tài sản cố định đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý tài sản cố định và phải thực hiện các thủ tục quy định.
Tài sản cố định phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi tài sản cố định, theo từng loại tài sản cố định và địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý tài sản cố định trên “Sổ Tài sản cố định”, cụ thể:
- Tài sản cố định hữu hình, gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện truyền tải, truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm, các tài sản cố định hữu hình khác.
- Tài sản cố định vô hình, gồm: Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm máy tính; Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; tài sản cố định vô hình khác.
Tài sản cố định của doanh nghiệp giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, điều chuyển cho doanh nghiệp khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận... Trong mọi trường hợp giảm tài sản cố định, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có). Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp nhượng bán tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh: tài sản cố định nhượng bán thường là những tài sản cố định không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán tài sản cố định phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
- Tài sản cố định thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có tài sản cố định thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng trình tự, thủ tục quy định và lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định ".
Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý tài sản cố định,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán tài sản cố định.
Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu tài sản cố định đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào "Biên bản kiểm kê tài sản cố định " và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:
- Tài sản cố định phát hiện thừa:
+ Nếu tài sản cố định phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ tài sản cố định để ghi tăng tài sản cố định theo từng trường hợp cụ thể.
+ Nếu tài sản cố định phát hiện thừa được xác định là tài sản cố định của doanh nghiệp khác thì phải báo ngay cho doanh nghiệp chủ tài sản đó biết. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời theo dõi và giữ hộ.
+ Nếu tài sản cố định thừa không xác định được chủ sở hữu thì ghi tăng thu nhập khác theo giá trị hợp lý của tài sản.
- Tài sản cố định phát hiện thiếu phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo quy định.
Căn cứ "Biên bản xử lý tài sản cố định thiếu" đã được duyệt và hồ sơ tài sản cố định, kế toán phải xác định nguyên giá, giá trị hao mòn của tài sản cố định đó làm căn cứ ghi giảm tài sản cố định và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của tài sản cố định. Tùy thuộc vào quyết định xử lý để hạch toán vào các tài khoản có liên quan.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 5)