PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 4)
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 3)
Tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định kết cấu và nội dung phản ánh trên tài khoản 211 (tài sản cố định) áp dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Bên Nợ:
+ Nguyên giá của tài sản cố định tăng do mua sắm, do trao đổi tài sản cố định, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do các đơn vị tham gia liên doanh góp vốn, do được tặng biếu, viện trợ...
+ Điều chỉnh tăng nguyên giá của tài sản cố định do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp, do đánh giá lại.
- Bên Có:
+ Nguyên giá của tài sản cố định giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do đem đi trao đổi để lấy tài sản cố định, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn vào đơn vị khác ...
+ Nguyên giá của tài sản cố định giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận do đánh giá lại giảm nguyên giá.
- Số dư bên Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hiện có cuối kỳ ở doanh nghiệp.
Tài khoản 211 (tài sản cố định) có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2111 (tài sản cố định hữu hình): Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá.
- Tài khoản 2112 (tài sản cố định thuê tài chính): Dùng để phản ánh nguyên giá tài sản cố định doanh nghiệp đi thuê dài hạn theo phương thức thuê tài chính.
- Tài khoản 2113 (tài sản cố định vô hình): Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì đăng ký sửa đổi chứng từ và sổ kế toán được thực hiện theo quy định sau:
- Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán 2015.
- Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc). Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán 2015. Doanh nghiệp được tự thiết kế biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
Căn cứ tại Điều 24 Luật Kế toán 2015 quy định về sổ kế toán như sau:
Điều 24. Sổ kế toán – Luật Kế toán 2015 1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. 2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai. 3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Ngày, tháng, năm ghi sổ; b) Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; đ) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. 4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. 5. Bộ Tài chính quy định chi tiết về sổ kế toán. |
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.