Năm 2023, pháp luật quy định thế nào về xử lý vi phạm về tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh? – Thảo Ý (Kiên Giang).
>> Người giám định trong tố tụng cạnh tranh năm 2023 được quy định thế nào?
>> Năm 2023, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng cạnh tranh được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Cạnh tranh 2018 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
- Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định.
- Đình chỉ giải quyết vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
Thời hạn xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế trong trường hợp điều tra bổ sung là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung (quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Cạnh tranh 2018).
Xử lý vi phạm về tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh năm 2023 quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Cạnh tranh 2018, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
- Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định.
- Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung (quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Cạnh tranh 2018).
Theo quy đinh tại Điều 91 Luật Cạnh tranh 2018 thì xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có thể yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 60 ngày kể từ ngày yêu cầu.
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được thành lập hoặc ngày nhận được báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 92 Luật Cạnh tranh 2018 hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 94 Luật Cạnh tranh 2018.
- Trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần theo quy định tại Điều 93 Luật Cạnh tranh 2018.
- Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trên cơ sở thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.
>> Xem thêm bài viết liên quan:
>> Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm năm 2023?
>> Năm 2023, chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được quy định thế nào?
>> Năm 2023, người phiên dịch trong tố tụng cạnh tranh được quy định thế nào?