Năm 2023, pháp luật quy định thế nào đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh? Chính sách khoan hồng được áp dụng khi nào? – Tường Vy (Hà Giang).
>> Người giám định trong tố tụng cạnh tranh năm 2023 được quy định thế nào?
Theo Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 thì pháp luật quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm cụ thể như sau:
(i) Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền: mức phạt tiền tối đa là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Lưu ý: Không áp dụng quy định trên đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận (khoản 4 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018).
(ii) Đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế: mức phạt tiền tối đa là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
(iii) Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh: mức phạt tiền tối đa là 2.000.000.000 đồng.
(iv) Đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh 2018: mức phạt tiền tối đa là 200.000.000 đồng.
(v) Mức phạt tiền tối đa nêu tại (i), (ii), (iii) và (iv) áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Việc phạt tiền và chính sách khoan hồng trong xử lý vi phạm cạnh tranh năm 2023 được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 thì chính sách khoan hồng trong xử lý vi phạm cạnh tranh được áp dụng như sau:
- Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
Việc miễn hoặc giảm mức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 sau đây:
- Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018;
- Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra.
- Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
- Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
Lưu ý: Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện tại Mục 2.2 nêu trên (khoản 5 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018).
Theo quy định tại khoản 6 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 thì căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng được quy định như sau:
- Thứ tự khai báo.
- Thời điểm khai báo.
- Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.
Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện tại Mục 2.2 được miễn 100% mức phạt tiền.
- Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện tại Mục 2.2 lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.
>> Xem thêm bài viết liên quan:
>> Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm năm 2023?
>> Năm 2023, chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được quy định thế nào?
>> Năm 2023, người phiên dịch trong tố tụng cạnh tranh được quy định thế nào?