Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung gì? Bên nhận công nghệ có quyền thuê một tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ hay không?
>> Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định như thế nào?
>> Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các nội dung trong hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Tên công nghệ được chuyển giao.
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Phương thức chuyển giao công nghệ.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Giá, phương thức thanh toán.
- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
- Phạt vi phạm hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Nội dung khác do các bên thỏa thuận trước khi giao kết hợp đồng công nghệ.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Hợp đồng chuyển giao công nghệ có những nội dung gì (Hình minh họa - Nguồn minh họa)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 về các quyền của bên nhận công nghệ cụ thể như sau:
- Bên nhận công nghệ có quyền yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
- Được quyền thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ các quy định trên bên nhận công nghệ chuyển giao theo quy định của pháp luật được quyền thuê một tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về nội dung thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với giai đoạn quyết định chủ trương dự án đầu tư như sau:
- Đối với các dự án đầu tư trong khu công nghệ cao, việc thẩm định hoặc đưa ra ý kiến về công nghệ phải tuân thủ quy định tại mục này và đảm bảo đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.
- Sự phù hợp của phương án công nghệ được lựa chọn.
- Việc kiểm chứng sử dụng công nghệ tại các quốc gia phát triển (nếu có).
- Việc đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho vận hành dây chuyền công nghệ của dự án đầu tư (nếu có).
- Việc đáp ứng các điều kiện sử dụng công nghệ.
- Sơ bộ tác động ảnh hưởng của công nghệ đến môi trường.
- Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có).
Nội dung thẩm định hoặc ý kiến về công nghệ tại giai đoạn quyết định đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 bao gồm các nội dung sau:
- Sự phù hợp của công nghệ, máy móc, thiết bị với phương án được lựa chọn trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Sản phẩm, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
- Sự phù hợp, khả năng đáp ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho việc vận hành công nghệ, máy móc, thiết bị.
- Chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật để vận hành dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị.
- Chi phí đầu tư cho công nghệ, máy móc, thiết bị, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật.