Người hành nghề dược có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Cơ sở kinh doanh dược bao gồm các cơ sở nào? Hoạt động kinh doanh dược bao gồm các các hoạt động nào theo quy định pháp luật?
>> Lao động nước ngoài chuyển công ty có phải làm lại thẻ tạm trú không?
>> Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất bao nhiêu ngày thì được gia hạn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Dược 2016 quy định về quyền của người hành nghề dược cụ thể như sau:
(i) Được đào tạo, cập nhật kiến thức, trao đổi thông tin chuyên môn, pháp luật về dược.
(ii) Được cấp Chứng chỉ hành nghề dược khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Luật Dược 2016.
(iii) Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dược được ủy quyền cho người có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp khi vắng mặt để chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định.
(iv) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, cách dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.
(v) Từ chối thực hiện hoạt động chuyên môn trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Người hành nghề dược có quyền và nghĩa vụ như thế nào (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo Điều 31 Luật Dược 2016 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật số 44/2024/QH15) về nghĩa vụ của người hành nghề dược bao gồm:
(i) Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược.
(ii) Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền khi vắng mặt theo quy định tại khoản (iii) Mục 1 của bài viết.
(iii) Chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn đối với một cơ sở kinh doanh dược và tại một địa điểm kinh doanh dược, trừ trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở tổ chức chuỗi nhà thuốc phải chịu trách nhiệm chuyên môn chung về dược cho các hoạt động của chuỗi nhà thuốc.
(iv) Hành nghề dược theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật.
(v) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
(vi) Hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
(vii) Thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề dược của người hành nghề dược khác và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã thông báo.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Dược 2016 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật số 44/2024/QH15) về các cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
- Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
- Cơ sở tổ chức chuỗi nhà thuốc.
Các hoạt động kinh doanh dược được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Dược 2016 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật số 44/2024/QH15) bao gồm:
a) Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao gồm cả hoạt động kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử trên sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến;
b) Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
đ) Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.