Trường hợp nào được sử dụng bản ghi âm ghi hình không cần phải xin phép và không trả tiền bản quyền? Quyền nhân thân và quyền tài sản của người biểu diễn bao gồm những quyền nào?
>> Những trường hợp nào sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền?
>> Các tiêu chí xác định khả năng phân biệt của tên thương mại là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), các trường hợp sử dụng bản ghi âm ghi hình đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về bản ghi âm ghi hình bao gồm:
(i) Ghi âm, ghi hình trực tiếp một phần cuộc biểu diễn để giảng dạy không nhằm mục đích thương mại hoặc để đưa tin thời sự.
(ii) Tự sao chép hoặc hỗ trợ người khuyết tật sao chép một phần bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại.
(iii) Sao chép hợp lý một phần bản ghi âm, ghi hình để giảng dạy trực tiếp của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại, trừ trường hợp bản ghi âm, ghi hình này đã được công bố để giảng dạy.
(iv) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích đưa tin thời sự.
(v) Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Trường hợp nào được sử dụng bản ghi âm ghi hình mà không cần phải xin phép và không trả tiền bản quyền?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), quyền nhân thân và quyền tài sản của người biểu diễn bao gồm những quyền sau:
(i) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn.
(ii) Bảo vệ sự toàn vẹn của hình tượng biểu diễn không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:
(i) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.
(ii) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
(iii) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình của mình theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
(iv) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
(v) Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trong bản ghi âm, ghi hình, kể cả sau khi được phân phối bởi người biểu diễn hoặc với sự cho phép của người biểu diễn;
(vi) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn của mình, bao gồm cả cung cấp đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.
Trên đây là thông tin về “Trường hợp nào được sử dụng bản ghi âm ghi hình mà không cần phải xin phép và không trả tiền bản quyền? Quyền nhân thân và quyền tài sản của người biểu diễn bao gồm những quyền nào?”.