Lao động nước ngoài chuyển công ty có phải làm lại thẻ tạm trú không? Điều kiện lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam? Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực?
>> Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất bao nhiêu ngày thì được gia hạn?
>> Tất niên là gì? Công ty có bắt buộc tổ chức tất niên cho người lao động không?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, quy định cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định hoặc giấy phép hoạt động được cấp.
Căn cứ điểm c, d khoản 2 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài phải có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh.
- Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
Do đó, khi công ty không còn nhu cầu bảo lãnh người nước ngoài đã được cấp thẻ tạm trú thì có trách nhiệm liên hệ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để nộp lại thẻ tạm trú cũ và làm thủ tục gia hạn tạm trú cho người nước ngoài để thu xếp xuất cảnh.
Người nước ngoài sau khi xuất cảnh, nếu có công ty cần mời họ vào làm việc thì công ty thực hiện thủ tục mời, bảo lãnh hoặc người nước ngoài có thể tự đề nghị cấp thị thực điện tử.
Sau khi người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, nếu đủ điều kiện, công ty có thể làm thủ tục đề nghị cấp thẻ tạm trú theo quy định.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Lao động nước ngoài chuyển công ty có phải làm lại thẻ tạm trú không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
(ii) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
(iii) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
(iv) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019.
Lưu ý:
- Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động.
- Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
(Theo khoản 2 Điều 152 Bộ luật Lao động 2019)
>> Xem thêm: Người nước ngoài không có giấy phép lao động thì có được ký hợp đồng lao động không?
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực bao gồm:
(i) Giấy phép lao động hết thời hạn.
(ii) Chấm dứt hợp đồng lao động.
(iii) Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
(iv) Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
(v) Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
(vi) Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
(vii) Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
(viii) Giấy phép lao động bị thu hồi.