Thời gian gần đây nhiều DN thắc mắc rằng: DN đã đi đăng ký kinh doanh, đã được cấp giấy phép kinh doanh – Giấy chứng nhận đăng ký thành lập DN thì được quyền sử dụng tên công ty để kinh doanh. Vậy có cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu với Cục SHTT hay không vì tên công ty đã được cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra trên hệ thống toàn quốc, chưa có ai đăng ký thì mới được cấp giấy phép. Vậy đăng ký nhãn hiệu là có bắt buộc không? Nếu không thì sẽ gặp vấn đề gì?
>> Xử lý kỷ luật lao động như thế nào là đúng quy định?
>> Những điều cần lưu ý khi giao kết Hợp đồng lao động
Nguồn: Internet
1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có bắt buộc hay không?
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu hay “đăng ký nhãn hiệu” là một thủ tục pháp lý độc lập để yêu cầu cơ quan Nhà nước xem xét chấp nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong một hoặc nhiều lĩnh vực (hàng hoá, dịch vụ) nhất định. Căn cứ vào khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 quy định việc đăng ký hay không đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu đó.
Ngoài ra, quy định pháp luật cũng không bắt buộc DN đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc Đăng ký tên DN như sau “Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.”
Hơn nữa, khoản 1 Điều 19 Nghị định này đã nêu rõ “Không được sử dụng nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ cho chủ thế khác để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu nhãn hiệu đó”. Theo quy định này thì chỉ cần tên riêng của doanh nghiệp có chứa “nhãn hiệu” đã được bảo hộ thì sẽ bị coi là vi phạm, kể cả trường hợp đã thêm các từ ngữ chỉ lĩnh vực kinh doanh (như đầu tư, thương mại, sản xuất, xuất nhập khẩu…).
2. Không đăng ký nhãn hiệu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Việc đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu DN có thực hiện thủ tục đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, DN có thể:
Bên cạnh đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được coi như là một bước để các chủ thể kinh doanh biết rằng, nhãn hiệu của mình có thực sự được coi là "độc quyền" không, có trùng lặp với nhãn hiệu của DN khác hay không để tránh những sự việc đáng tiếc như: mất rất nhiều chi phí quảng cáo thương hiệu nhưng cuối cùng các sản phẩm này lại bị thu hồi vì trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trước đó.
Hơn nữa, tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã nêu rõ “Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.”
Như vậy, trường hợp DN được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không đảm bảo khi DN sử dụng tên nhãn hiệu/ thương hiệu mà DN phải thực hiện thêm bước Đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền để tránh những sự xung đột trong tương lai.
Căn cứ pháp lý: