Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ có mang lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân hay không? Chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng điều kiện gì để được bảo hộ?
>> Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí
>> Yêu cầu đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Nguồn: Internet
1. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Chỉ dẫn địa lý là đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ vào Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện dưới dây:
Bên cạnh đó, các điều kiện cũng được quy định chi tiết, cụ thể:
Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý
Ngoài ra, các đối tượng sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý khi:
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện về nguồn gốc địa lý, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính theo quy định của pháp luật và không thuộc các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý thì tổ chức, cá nhân hoàn toàn có quyền đăng ký bảo hộ loại hình này.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ đối với Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý là vô thời hạn kể từ ngày cấp được quy định tại khoản 7 Điều 93 Luật SHTT 2005.
2. Quyền đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý
Điều 88 Luật này đã quy định quyền đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Như vậy, quyền đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước cho nên chủ sở hữu trong trường hợp này vẫn là Nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 121 Luật SHTT. Bên cạnh đó, Nhà nước còn trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Trong trường hợp quyền đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý của nước ngoài thì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam theo Nghị định 103/2006/NĐ-CP.
Căn cứ pháp lý: