Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là gì? Điều kiện gì để thiết kế được bảo hộ? Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa thiết kế bố trí gồm những đối tượng nào?
>> Yêu cầu đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
>> Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trong bao lâu?
Nguồn: Internet
1. Điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí
Theo Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn”.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ theo Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện dưới dây:
Cụ thể:
Tính nguyên gốc
Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Tính mới thương mại
Thiết kế bố trí được coi là có tính thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký theo quy định của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại theo như quy định trên là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa thiết kế bố trí căn cứ vào Điều 69 Luật SHTT 2005:
2. Quyền đăng ký đối với thiết kế bố trí
Điều 86 Luật này quy định các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thiết kế bố trí gồm:
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Người có quyền đăng ký thiết kế bố trí có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Lưu ý: Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Ngoài ra khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí, trong đơn đăng ký cần có những tài liệu, mẫu vật hay thông tin xác định về thiết kế bố trí như:
3. Công bố đơn và hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Đơn đăng ký thiết kế bố trí chỉ được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN nhưng không được sao chép; đối với thông tin bí mật trong đơn thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quá trình thực hiện thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.
Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
Căn cứ pháp lý: