Tôi nghe nói, Chính phủ vừa ban hành dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, vậy nội dung trên hóa đơn có gì thay đổi không? – Kiên Minh (Đồng Tháp).
>> Đề xuất sửa đổi thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
>> Đề xuất bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ vừa được ban hành (sau đây gọi tắt là Dự thảo).
Theo đó, khoản 6 Điều 1 của Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 10 quy định về nội dung của hóa đơn. Cụ thể, đề xuất sửa đổi đối với một số nội dung của hóa đơn sau đây:
Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất trong cùng một ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn và tối đa 8 chữ số.
Dự thảo đề xuất bổ sung nội dung về mã số định danh của người mua trên hóa đơn, cụ thể:
Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua; trường hợp người mua được cấp mã số định danh theo quy định pháp luật về định danh và xác thực điện tử thì thể hiện mã số định danh của người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành (đang còn hiệu lực) |
Đề xuất sửa đổi một số nội dung trên hóa đơn (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Trường hợp kinh doanh vận tải
Đề xuất bổ sung nội dung về tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn đối với trường hợp kinh doanh vận tải, cụ thể:
Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…). Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà… Trường hợp kinh doanh vận tải thì trên hóa đơn phải thể hiện biển kiểm soát phương tiện vận tải, hành trình (điểm đi - điểm đến), cự li chuyến đi tính theo km.
(ii) Trường hợp kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại
Ngoài việc quy định phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn, Dự thảo đề xuất bổ sung thêm quy định sau đây:
“Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau đảm bảo số tiền chiết khấu không vượt quá giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiến chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng hóa thì được lập hóa đơn điều chỉnh cho các hóa đơn đã lập. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”
Đồng thời, Dự thảo bãi bỏ quy định về việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) sau:
“Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.”
Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử được đề xuất sửa đổi như sau:
Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng giờ, ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số cách nhau tối đa không quá 24h và thời điểm để khai thuế đối với người bán là thời điểm lập hóa đơn, thời điểm khai thuế đối với người mua là thời điểm hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Mời Quý khách xem tiếp tục >> Đề xuất sửa đổi một số nội dung trên hóa đơn (Phần 2).