Có phải sắp tới quy định về thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ bị sửa đổi đúng không? – Hồng Phượng (Đà Nẵng).
>> Đề xuất bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
>> Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa 2023
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ vừa được ban hành (sau đây gọi tắt là Dự thảo). Theo đó, khoản 5 Điều 1 của Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Đề xuất sửa đổi thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Chú thích:
- Chữ in thường, nghiêng là quy định hiện hành.
- Chữ in đậm, nghiêng là nội dung bổ sung.
- Chữ in gạch, nghiêng, màu đỏ là nội dung đề xuất bỏ.
Cụ thể, khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa được đề xuất sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn không quá 24h kể từ thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.”
Như vậy, có thể thấy, Dự thảo đề xuất bổ sung thêm quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa.
Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ được đề xuất sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ (bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).”
Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành (đang còn hiệu lực) |
Đề xuất sửa đổi thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm lập hóa đơn trong một số trường hợp cụ thể sau đây:
- Trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và khác hàng, đối tác.
- Trường hợp đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô; hoạt động bán khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than được chuyển bằng đường ống dẫn khí đến người mua.
- Trường hợp đối với kinh doanh vận tải hàng khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền.
Đồng thời, Dự thảo bãi bỏ quy định về xác định thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hoạch toán toàn bộ được thực hiện tại trụ sở chính mà hệ thống máy tính tiền chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế và có in Phiếu tính tiền cho khách hàng.
Cụ thể, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
“a) Đối với các trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này), chứng khoán, bảo hiểm, xổ số điện toán và các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua.
...
e) Đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô: Thời điểm lập hóa đơn bán dầu thô, condensate, các sản phẩm được chế biến từ dầu thô (bao gồm cả hoạt động bao tiêu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ) của cơ sở kinh doanh có hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô là trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày thời điểm bên mua và bên bán xác định được giá bán chính thức, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với hoạt động bán khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than được chuyển bằng đường ống dẫn khí đến người mua, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm bên mua, bên bán xác định khối lượng khí giao của tháng nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai, nộp thuế đối với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật về thuế không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày bên bán gửi thông báo lượng khí giao hàng tháng.
Trường hợp thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ có quy định khác về thời điểm lập hóa đơn thì thực hiện theo quy định tại thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ.
g) Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.
...
m) Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền theo quy định của pháp luật:
- Tại thời điểm kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện lập hóa đơn điện tử theo quy định và gửi dữ liệu về cơ quan thuế gửi các thông tin của chuyến đi cho khách hàng và gửi về cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu của cơ quan thuế. Các thông tin trên hóa đơn gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (tính theo km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
- Trường hợp khách hàng lấy hóa đơn điện tử thì khách hàng cập nhật hoặc gửi các thông tin đầy đủ (tên, địa chỉ, mã số thuế) vào phần mềm hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ. Căn cứ thông tin khách hàng gửi hoặc cập nhật, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi hóa đơn của chuyến đi cho khách hàng, đồng thời chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
n) Đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin, nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở y tế lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.
Đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh để thanh toán kinh phí khám chữa bệnh từ Bảo hiểm xã hội thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm quyết toán kinh phí khám chữa bệnh theo tháng.
o) Đối với hoạt động thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng ngày lập hóa đơn điện tử là ngày xe lưu thông qua trạm thu phí. Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có một hoặc nhiều phương tiện cùng sử dụng dịch vụ nhiều lần trong tháng, đơn vị cung cấp dịch vụ có thể lập hóa đơn điện tử theo định kỳ, ngày lập hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh dịch vụ thu phí. Nội dung hóa đơn liệt kê chi tiết từng lượt xe lưu thông qua các trạm thu phí (bao gồm: thời gian xe qua trạm, giá phí sử dụng đường bộ của từng lượt xe).
Thời điểm lập hóa đơn điện tử giữa tổ chức thu phí sử dụng đường bộ và nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
p) Đối với hoạt động cấp tín dụng, thời điểm lập hóa là thời điểm thực thu tiền lãi từ khách hàng.
Đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế của tổ chức tín dụng, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm đổi ngoại tệ, thời điểm hoàn thành dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.
Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ.
q) Phương án 1: Đối với hoạt động kinh doanh vé xổ số truyền thống, xổ số biết kết quả ngay (vé xổ số) theo hình thức bán vé số in sẵn đủ mệnh giá cho khách hàng thì hàng ngày sau khi thu hồi vé xổ số không tiêu thụ hết và chậm nhất là trước khi mở thưởng, doanh nghiệp kinh doanh xổ số kiến thiết lập một (01) hóa đơn GTGT điện tử có mã của cơ quan thuế (hóa đơn không ghi tên khách hàng) cho vé xổ số được bán trong ngày gửi cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn.
Phương án 2: không bổ sung điểm này (Doanh nghiệp xổ số lập hóa đơn khi giao xổ số cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh là đại lý. Trường hợp có số lượng vé xổ số thu hồi cuối ngày thì lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định).
r) Đối với hoạt động kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm cuối ngày, trường hợp trong ngày số tiền thu được từ đổi đồng tiền quy ước nhỏ hơn số tiền đổi trả lại người chơi thì:
Phương án 1: Không xuất hóa đơn, chệnh lệch giữa số tiền thu được và số tiền đổi trả lại người chơi được bù trừ cho việc xác định doanh thu tính thuế và xuất hóa đơn cho các ngày tiếp theo.
Phương án 2: Xuất hóa đơn âm số chênh lệch giữa số tiền thu được và số tiền đổi trả lại người chơi.”