Từ ngày 01/7/2022, quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử tại Luật Quản lý thuế 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành.
>> Chính sách Thuế - Kế toán nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022
>> Hướng dẫn xuất hóa đơn khi được giảm thuế GTGT kể từ ngày 20/6/2022
File word hệ thống văn bản pháp luật về hóa đơn, chứng từ điện tử |
Ảnh minh họa Hóa đơn điện tử (Nguồn Internet)
Nhằm giúp quý thành viên thuận lợi trong việc nắm bắt đầy đủ, áp dụng thuận lợi các quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử; nay, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP hệ thống văn bản pháp luật về hóa đơn, chứng từ điện tử (đang còn hiệu lực) sau đây:
1. Luật Kế toán 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019).
3. Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, năm 2014, năm 2016).
4. Luật Giao dịch điện tử 2005.
5. Luật Công nghệ thông tin 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
7. Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2022).
8. Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 78/2021, hóa đơn điện tử áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 01/7/2022. Riêng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Thời gian tối đa 12 tháng được tính một lần kể từ ngày 01/7/2022 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động từ trước 01/7/2022; hoặc kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/7/2022.
Điều 14. Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử - Nghị định 123/2020/NĐ-CP
1. Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có.
b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
Tổng cục Thuế thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ cho các đối tượng nêu trên.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện trả tiền dịch vụ theo Hợp đồng ký giữa các bên.