Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp bị phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn có được đảm bảo quyền lợi về chế độ ốm đau, thai sản hay không? – Hồng Ngọc (Bình Định).
>> 08 trường hợp tiếp viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc từ 01/9/2023
>> Hỗ trợ người lao động bị giảm giờ làm, mất việc từ 1 đến 3 triệu đồng (đề xuất)
Đây là một trong những nội dung nổi bật được đề cập tại Quy chế phối hợp 2339/QCPH-TLĐ-BHXH ngày 31/7/2023 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, giai đoạn 2023 – 2028.
Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công đoàn ngành Trung ương, Liên đoàn Lao động tỉnh thường xuyên theo dõi sát sao việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, việc giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn; chỉ đạo Liên đoàn Lao động tỉnh đại diện người lao động tại các đơn vị không còn người sử dụng lao động (đơn vị phá sản, chủ bỏ trốn...) lập hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ ốm đau, thai sản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết; chỉ đạo các công đoàn cơ sở quan tâm, tổng hợp các kiến nghị, phản ánh của người lao động về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm để kịp thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
File Excel tính tiền đóng BHXH với cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ từ 01/7/2023 |
Đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn
Quy chế phối hợp 2339/QCPH-TLĐ-BHXH cũng đề cập đến việc phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng Liên đoàn có trách nhiệm phối hợp trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chính sách an sinh xã hội liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát. Bên chủ trì đoàn kiểm tra, giám sát là cơ quan ký ban hành văn bản và gửi cho bên tham gia để theo dõi, tổng hợp và xử lý (trừ nhũng vấn đề không được công bố theo quy định của pháp luật về thanh tra). Căn cứ vào mục tiêu và kết quả kiểm tra, báo cáo có thể gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan.
- Theo yêu cầu và tính chất vụ việc, hai bên sẽ cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra, giám sát của mỗi bên.
Ngoài ra, Quy chế phối hợp 2339/QCPH-TLĐ-BHXH đề cập đến phối hợp trong công tác thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Tổng Liên đoàn về kế hoạch và kết quả tổ chức thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của đơn vị được thanh tra cho Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ tính chất và yêu cầu của vụ việc, Tổng Liên đoàn cử cán bộ tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.