Trong kinh doanh người ta quan tâm đến lãi suất thực tế, vậy công thức tính lãi suất thực tế trong năm 2024 là như thế nào? Hãy cho ví dụ cụ thể? – Thấm Thía (Cà Mau).
>> Cách đổi đơn vị tiền tệ 2024 chuẩn xác nhất
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 04/01/2024
Lãi suất thực tế được hiểu là lãi suất thực sự thu được từ một khoản đầu tư hoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tính đến tác động của lãi suất kép.
Công thức tính lãi suất thực tế như sau:
Lãi suất thực tế = [(1 + Lãi suất danh nghĩa)/(1+ Tỉ lệ lạm phát)] – 1
Ví dụ: Trong năm 2024, nhà đầu tư A thu về lãi suất danh nghĩa 10% từ một khoản đầu tư cụ thể, và tỉ lệ lạm phát năm 2024 là 2,5%. Vậy thì lãi suất thực tế của nhà đầu tư A trong trường hợp này = [(1 + 10%)/ (1 + 2,5%)) – 1 = 7,3%.
Lưu ý: Ngoài công thức tính lãi suất thực tế nên trên, nhiều người còn sử dụng công thức tính lãi suất thực tế khác, đó là Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỉ lệ lạm phát.
Mẫu hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất, bất động sản |
Công cụ chuyển lương gross sang net và ngược lại |
Công thức tính lãi suất thực tế 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Nhà đầu tư cần phân biệt rõ giữa lãi suất danh nghĩa với lãi suất thực tế, cụ thể như sau:
Lãi suất danh nghĩa là loại lãi suất biểu thị cho sự gia tăng của tiền. Tuy nhiên, số tiền này lại chỉ được tính theo giá trị trên mặt lý thuyết vì chưa tính đến những tác động của yếu tố lạm phát, hay mức lãi kép hoặc là sự thay đổi từ sức mua của loại tiền đó. Tuy nhiên, lãi suất thực tế là loại lãi suất thực nhận được sau khi đã tính đến những tác động từ lãi suất kép hoặc đã trừ đi tỉ lệ lạm phát.
Lãi suất danh nghĩa được ghi rõ trên các giấy tờ có liên quan; ví du: khi gửi tiết kiệm ngân hàng thì mức lãi suất cụ thể được ghi rõ là bao nhiều %/năm. Trong khi đó, lãi suất thực tế là lãi suất sau được tính toán dựa trên lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát như ở công thức tính lãi suất thực tế nêu trên.
Lưu ý: Tỉ lệ lạm phát thực cũng có thể khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến mà chúng ta không thể lường trước được. Còn lãi suất danh nghĩa lại có thể biết trước được một cách chắc chắn vì nó luôn được công bố trước. Vì vậy, sự khác biệt dễ nhận diện nhất giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa nằm ở tỉ lệ lạm phát.
Thông tư 07/2014/TT-NHNN quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng Điều 1. 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng. 2. Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. 3. Tiền gửi bao gồm các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng), cá nhân theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng. Điều 2. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi quy định tại Thông tư này bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ. Điều 3. Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các địa điểm nhận tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật và Thông tư này. |